Tăng giá trị mới của xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam - Nhật Bản

Diendandoanhnghiep.vn Theo đại diện Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, việc nhập khẩu thủy sản từ Nhật sẽ mang nhiều giá trị cho ngành chế biến, xuất khẩu thủy sản và ẩm thực Việt Nam.

>>> Jetro đưa sản phẩm Nhật vào kênh bán lẻ Việt Nam

Tại Sự kiện kết nối kinh doanh vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mở rộng kênh phân phối thuỷ hải sản Nhật Bản, ông Yoshimatsu Toru - đại diện Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản - cho biết, trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, thuỷ hải sản là một mảnh ghép không thể thiếu.

Ông Yoshimatsu Toru - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản kỳ vọng về một hướng tăng giá trị mới của xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam - Nhật Bản

Ông Yoshimatsu Toru - đại diện Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản kỳ vọng về một hướng tăng giá trị mới của xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam - Nhật Bản. (Ảnh: LM)

Tại Nhật Bản, các món ăn như sushi, sashimi - những món ăn không cần nấu chính rất phổ biến. Qua đó đã tạo nên một hệ thống sản xuất và phân phối các loại hải sản dùng để ăn sống.

"Nhật Bản có những đặc thù địa lý để chuyên canh nuôi trồng thủy hải sản đặc sản, điển hình như sò điệp, cá tráp đỏ, cá cam... với trữ lượng lớn và nguồn cung cấp ổn định, liên tục. Chúng tôi cũng làm chủ công nghệ về đánh bắt, sơ chế, cấp đông để đảm bảo độ tươi ngon tuyệt đối của thực phẩm khi được vận chuyển trong điều kiện phù hợp, đảm bảo vệ sinh thực phẩm đến các quốc gia như Việt Nam. Chúng tôi tin rằng việc giữ nguyên các nguyên liệu thủy hải sản không qua chế biến và nấu nướng kỹ là một cách giữ sự tươi ngon của các loại thủy đặc sản này. Đặc biệt, đối với Việt Nam, quốc gia có nền ẩm thực đặc sắc và sẵn sàng đón nhận các món ăn, thực phẩm, đặc sản từ các nền văn hóa khác, đây sẽ là nhịp cầu tốt đẹp để đóng góp cho sự đa dạng hơn của ẩm thực và khẩu vị người Việt. 

Về triển vọng xa hơn, với trữ lượng lớn, khả năng cung cấp ổn định, cộng hưởng cùng tài năng gia công chế biến và điều kiện phân phối xuất khẩu của Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia công, nhập khẩu thủy hải sản Nhật Bản và phân phối đi khắp thế giới, qua đó mang lại giá trị tốt đẹp, hiệu quả cho cả hai bên",  ông Yoshimatsu Toru - Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản nói.

>>> JETRO: Việt Nam được coi là quốc gia "định hướng xuất khẩu"

Theo thống kê, năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản và thực phẩm Nhật Bản đạt xấp xỉ 1,454.7 tỷ yên. Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này lên 2.000 tỷ yên vào năm 2025 và đạt mốc 5.000 tỷ yên vào năm 2030. Trong số các sản phẩm thuỷ hải sản, sò điệp, cá cam và cá tráp đỏ là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản được biết hiện đang triển khai các hoạt động nhằm quảng bá sự hấp dẫn của thuỷ hải sản Nhật Bản ở trong và ngoài nước, và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.

Phát biểu tại sự kiện, ngài Ono Masuo - Tổng lãnh sự, Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh - cho biết, sự kiện lần này được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh - trọng điểm kinh tế lớn nhất Việt Nam, nhằm quảng bá sự hấp dẫn của thuỷ hải sản Nhật Bản từ nhiều góc độ, hướng tới đối tượng là các nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ, đầu bếp, và các doanh nghiệp liên quan đến trong lĩnh vực thực phẩm. Chương trình đã kết nối các nhà phân phối các sản phẩm thủy sản Nhật Bản tại Việt Nam với các nhà hàng, nhà bán lẻ quan tâm đến việc cung cấp sản phẩm này trong tương lai thông qua nhiều hoạt động đặc sắc với sự hiện diện của 2 đầu bếp nổi tiếng: Đầu bếp Hoshi Phan, đầu bếp nổi tiếng với hơn 6,5 triệu lượt theo dõi trên TikTok biểu diễn chế biến các món ăn sử dụng nguyên liệu Nhật Bản là sò điệp, cá cam và cá tráp đỏ. Ngoài ra, Đầu bếp Kobayashi Kojiro - chủ nhà hàng Nhật Bản "Khang" tại Hà Nội - Đại sứ thiện chí ẩm thực Nhật Bản do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản Nhật Bản bổ nhiệm năm 2020 - giới thiệu về đặc điệp và sức hấp dẫn của sò điệp Nhật Bản...

Doanh nghiệp Nhật Bản giới thiệu các món ăn đến các nhà bán lẻ thực phẩm Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản giới thiệu các món ăn chế biến từ thủy sản và thức uống đến các nhà bán lẻ thực phẩm Việt Nam. (Ảnh: LM)

Một đại diện từ phía Việt Nam, bà Lê Vân Mây, Giám đốc Công ty Hoa Sen, Đại sứ Thiện chí ẩm thực Nhật Bản cũng cho biết, hiện Hoa Sen tại TP. Hồ Chí Minh đang có 8 điểm kinh doanh cung cấp các sản phẩm thủy hải sản, ẩm thực từ Nhật Bản, phục vụ cho khoảng 4 triệu khách hàng. Với sự hiện diện và tăng cường kết nối ngày càng thuận lợi, bà Mây cho biết việc thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ bán lẻ các sản phẩm thủy hải sản tại các nhà hàng, chi nhánh trong tương lai kỳ vọng sẽ càng khả quan. "Hoa Sen của chúng tôi đặt mục tiêu mở 100 cửa hàng trong tương lai", bà Mây chia sẻ. 

Trong khi đó, theo bà Nguyễn Ánh Mỹ Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực TP.Hồ Chí Minh, mặc dù ẩm thực Nhật Bản đã rất nổi tiếng trên thế giới nhưng đối với nhiều người trong chúng ta, vẫn mặc định là có sự e ngại về giá cả cao, khó đủ khả năng chi trả để thưởng thức. "Hiệp hội cam kết sẽ lan tỏa các giá trị ẩm thực Nhật Bản và cố gắng hướng đến làm sao để nhiều người Việt có cơ hội thưởng thức Nhật Bản nói riêng, cũng như lan tỏa các giá trị văn hóa của chúng ta", bà Mỹ Hoàng cho biết. 

Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất

Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, cung cấp thực phẩm cùng các doanh nghiệp Nhật. (Ảnh: LM)

Được biết, trong quan hệ đối tác thương mại xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam - Nhật Bản, năm 2023, theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nhật Bản, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng giảm nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản so với năm 2022, trừ Hoa Kỳ, Indonesia và Hàn Quốc.

Theo đó, mặc dù Việt Nam giữ vững vị trí là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Nhật Bản, nhưng là thị trường có mức giảm về lượng lớn thứ 2 sau Nga, giảm 13,2% so với năm 2022, đạt 132 nghìn tấn.

Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 7,8% năm 2022 xuống còn 7,1% trong năm 2023.

Còn theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương Việt Nam, trong năm 2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản gặp khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường giảm, đạt 56,96 nghìn tấn, trị giá 513,2 triệu USD, giảm 16,7% về lượng và giảm 22,7% về trị giá so với năm 2022. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản đã có tín hiệu phục hồi khi tăng nhẹ trong tháng 12/2023.

Tại thị trường này, tôm Việt Nam vẫn giữ được khả năng cạnh tranh mặc dù thị trường Nhật Bản có tiêu chuẩn cao cả về chất lượng lẫn hình thức sản phẩm.

2 tháng đầu năm 2024, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào các thị trường đạt 1,31 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tôm vẫn là mặt hàng chủ lực với xấp xỉ kim ngạch xấp xỉ 500 triệu USD. Các thị trường nhập khẩu dẫn đầu vẫn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Canada, và Australia. 

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng giá trị mới của xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam - Nhật Bản tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714297733 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714297733 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10