Tăng sức cạnh tranh cho tôm Việt trên thị trường quốc tế

L.NGA 20/04/2023 02:00

Để phát triển ngành thủy sản thì nên tập trung chú trọng nhiều hơn trong việc phát triển con tôm từ khâu nuôi trồng nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu.

>>Doanh nghiệp ngành tôm gặp khó khăn "kép"

gf

Ông Lê Văn Quang

Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú:

Ngành tôm Việt Nam mất 10.000 tỷ đồng vì thói quen nuôi tôm có sử dụng kháng sinh. Cụ thể, đó là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để kiểm và kiểm soát kháng sinh từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến. Đây là khoản chi phí không nhỏ và kéo dài hàng chục năm qua. Cùng với đó là cơ hội bán hàng bị giảm đáng kể do thời gian thông quan kéo dài do phải chờ thời gian lấy mẫu và chờ kết quả kiểm kháng sinh từ đó khả năng cạnh tranh của tôm bị giảm sút.

Với chi phí cao, hiện tại giá thành tôm nguyên liệu của Việt Nam cao hơn 30% so với Ấn Độ và cao hơn gấp đôi so với Ecuador đã làm con tôm Việt Nam mất sự cạnh tranh so với tôm các nước.

Vì vậy, để phát triển ngành thủy sản thì nên tập trung chú trọng nhiều hơn trong việc phát triển con tôm từ khâu nuôi trồng nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu, giúp con tôm Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới.

Chúng tôi kiến nghị Chính phủ mạnh tay với kháng sinh; kiểm kháng sinh liên tục và thường xuyên ở vùng nuôi; kiểm soát chặt chẽ và xử lý thật mạnh tay với công ty và người bán thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh... có trộn kháng sinh. Chính phủ cho phép xây dựng cơ chế được hợp tác công tư giữa doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, trong đó có Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản II trong các vấn đề đề như: Già hóa cải thiện di truyền tôm bố mẹ (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) để tạo ra tôm giống có khả năng chống chịu tốt và thích ứng tốt với dịch bệnh, thời tiết, khí hậu và môi trường của từng vùng miền của Việt Nam, đưa tỷ lệ thành công của ngành nuôi tôm Việt Nam đến năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2035 đạt trên 80% (hiện tại chỉ đạt dưới 40%).

Xây dựng và hoàn thiện các mô hình nuôi tôm sú rừng, tôm sú quảng canh, tôm sú bán thâm canh, tôm sú - lúa, tôm sú thâm canh, tôm thẻ chân trắng thâm canh và tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao với giá thành thấp, phù hợp với từng vùng miền của Việt Nam.

Với các giải pháp trên, nếu Việt Nam làm ngay trong năm nay và làm quyết liệt thì giá thành con tôm Việt Nam sẽ bằng tôm của Ấn Độ trước năm 2030 và bằng tôm của Ecuador trước năm 2035, giúp người nuôi tôm làm giàu trên chính mảnh đất của mình và giúp các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm có lợi nhuận tốt hơn để xây dựng ngành tôm vững mạnh, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp ngành tôm gặp khó khăn

    Doanh nghiệp ngành tôm gặp khó khăn "kép"

    01:05, 14/03/2022

  • Tìm giải pháp phát triển ngành tôm

    Tìm giải pháp phát triển ngành tôm

    03:30, 19/07/2021

  • Ngành tôm Việt Nam làm gì để tránh “đi trước, về sau”?

    Ngành tôm Việt Nam làm gì để tránh “đi trước, về sau”?

    12:18, 14/04/2021

  • Doanh nghiệp Việt vượt bão COVID-19: Ngành tôm quyết không để đứt gãy chuỗi giá trị

    Doanh nghiệp Việt vượt bão COVID-19: Ngành tôm quyết không để đứt gãy chuỗi giá trị

    15:04, 09/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng sức cạnh tranh cho tôm Việt trên thị trường quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO