Ngành tôm Việt Nam làm gì để tránh “đi trước, về sau”?

Diendandoanhnghiep.vn Với tốc độ tăng trưởng trung bình gần 7%/năm của ngành tôm thế giới, dự tính đến năm 2045, tổng sản lượng tôm toàn cầu sẽ đạt 15 triệu tấn.

Là một doanh nhân có trên 30 năm kinh nghiệm nuôi, chế biến xuất khẩu tôm, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú chia sẻ tại buổi lễ khai mạc Hội chợ Triển lãm công nghệ ngành tôm năm 2021, diễn ra tại Cần Thơ vào ngày 14/4, ngành tôm Việt Nam đang đi trước từ 3-4 năm về công nghệ chế biến so các quốc gia có sản lượng tôm lớn như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia…Tuy nhiên, ông Quang cũng cho biết lợi thế này đang được rút ngắn vì các quốc gia này đã tập trung đầu tư rất lớn cho khâu nuôi trồng, chế biến.

Các đjai biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc hội chợ.

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc hội chợ.

Cho dù chúng ta hơn các quốc gia xuất khẩu tôm khác ở công nghệ chế biến nhưng chi phí nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển của ta cao nên dẫn đến chi phí sản xuất tôm của Việt Nam cao hơn 30% so với các nước đối thủ. Mặt khác, giá nhân công ngành tôm của Ấn Độ-quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất chỉ bằng 1/3 so với Việt Nam, chính điều này thôi thúc chúng ta phải thay đổi toàn diện ngành tôm, nếu không thì ngành tôm sẽ “đi trước, về sau” trong vòng 3-5 năm tới”, ông Quang trăn trở.

Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành tôm Việt Nam 2021, gọi tắt là “VietShrimp 2021” tổ chức đã thư hút 200 gian hàng của 150 doanh nghiệp tham gia.

Các đại biểu tham quan tại hội chợ.

Các đại biểu tham quan tại hội chợ.

Với chủ đề “Đích đến bền vững”, VietShrimp 2021 muốn được chung tay đóng góp để cùng hành động, hiện thực hóa chủ trương của  Chính  phủ, trở thành “diễn đàn” lớn của cả 4 nhà: Nhà quản lý - nhà khoa học - nhà kinh doanh -nhà nông; giới thiệu các sản phẩm công nghệ mới, mô hình tiên tiến, kết nối sản xuất, tiêu  thụ, nhằm  nâng cao sản lượng, giá trị, bảo đảm lợi ích cho cộng đồng ngành  tôm Việt Nam; tăng cường quảng bá hình ảnh con tôm Việt Nam trên thị trường thế giới… đưa thủy sản Việt Nam nói chung, tôm Việt Nam nói riêng “bơi” xa, từng bước chinh phục toàn cầu.

Ngành tôm được xác định là một trong những ngành hàng phát triển mang tính chiến lược của nền kinh tế, năm 2018 Thủ tướng  Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025”. Theo đó, mục tiêu phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước. 

Theo các chuyên gia, với việc ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19, cộng với việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia sản xuất tôm chủ lực của thế giới. Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy hiện cả nước có hơn 200.000 ha nuôi tôm công nghệ cao, trong đó tập trung nhiều nhất là tại hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, với tổng diện tích khoảng 186.000 ha. Hai địa phương này được các doanh nghiệp nước ngoài tập trung đầu tư nguồn lực phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Năm 2021, toàn ngành đặt mục tiêu diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 740.000 ha, sản lượng 930.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD.

Nhiều thiết bị hiện đại phục vụ nuôi trồng, chế biến, bảo quản tôm đượctrưng bày, triển lãm tại hội chợ.

Nhiều thiết bị hiện đại phục vụ nuôi trồng, chế biến, bảo quản tôm được trưng bày, triển lãm tại hội chợ.

Tổng cục trưởng, Tổng cục Thủy sản Việt Nam-Trần Đình Luân đánh giá, sau 2 lần tổ chức VietShrimp đã để lại ấn tượng sâu sắc đến các cơ quan quản lý, nhà chuyên môn, các chuyên gia, nhà khoa học, cộng động doanh nghiệp và người nuôi. Đây thực sự trở thành một sự kiện quan trọng của ngành tôm Việt Nam, là nơi hội tụ của những doanh nghiệp hàng đầu ngành tôm cùng giới thiệu, chia sẻ về những trang thiết bị, công nghệ, sản phẩm chất lượng nhất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ nuôi trồng đến chế biến, xuất khẩu tôm.

Trong khi đó ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam- Trưởng ban tổ chức VietShrimp 2021 thì kỳ vọng: Với tốc độ tăng trưởng trung bình gần 7%/năm của ngành tôm thế giới, dự tính đến năm 2045, tổng sản lượng tôm toàn cầu sẽ đạt 15 triệu tấn. Việt Nam có thể trở thành cường quốc sản xuất và chế biến tôm số 1 thế giới, chiếm 25% thị phần tôm toàn cầu với sản lượng gần 4 triệu tấn tôm nguyên liệu, giá trị 20 tỷUSD vào năm 2045. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành tôm Việt Nam làm gì để tránh “đi trước, về sau”? tại chuyên mục Diễn đàn Kinh tế Việt Nam của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714065094 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714065094 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10