Tăng trưởng trước áp lực xuất khẩu giảm: Nội lực của nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Kinh tế Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn với một số chỉ số cần quan tâm là lạm phát, giải ngân vốn đầu tư...

>> Kinh tế 2023: Ánh sáng nơi cuối đường hầm

Nhận diện khó khăn

Qua theo dõi của chúng tôi về phản ứng chính sách tiền tệ và lạm phát, kinh tế Việt Nam có độ trễ so với FED và thế giới khoảng 6 tháng. Dù lạm phát bình quân của năm 2022 là 3,15% nhưng từ cuối năm, lạm phát đã tăng dần.

Theo tính toán, Trung Quốc mở cửa hoàn toàn từ giữa năm 2023 góp phần vào tăng trưởng toàn cầu thêm 1%. Thế nhưng, ở chiều ngược lại, lạm phát dự báo có thể tăng vì Trung Quốc là nền kinh tế sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu. Theo Blomberg, Trung Quốc mở cửa hoàn toàn, giá dầu thô có thể tăng trên 20% và nhiều nguyên vật liệu công nghiệp khác. Cũng theo Blomberg, lạm phát của Mỹ giữa năm dự kiến là 3,9% và cuối năm là 5,7%, liệu chăng FED có dừng tăng lãi suất trong khi quan điểm của FED là cương quyết xử lý lạm phát, đánh đổi tăng trưởng.

Trong thương mại với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu lớn nhất cho sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay thị trường lớn của Việt Nam là Mỹ, EU giảm nhu cầu nhập khẩu khiến xuất khẩu của Việt Nam dự báo sẽ khó khăn. Trong khi đó, năm 2023, xuất khẩu là một trong có 4 nhóm động lực của nền kinh tế.
Khai thông kênh vốn cho doanh nghiệp.

Trong điều kiện trên, nội lực phát triển nền kinh tế, theo tôi là môi trường thể chế. Mặc dù môi trường thể chế đã được cải thiện trong những năm qua nhưng vẫn còn rào cản níu kéo, chưa tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Chúng ta nói nhiều về những hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công chính là liên quan đến môi trường thể chế.

Năm 2022, nếu môi trường thể chế giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả, chắc chắn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất mạnh. Vì vậy, năm 2023 các cơ quan chức năng tháo gỡ được rào cản hạn chế của môi trường thể chế sẽ tạo động lực lớn cho tăng trưởng của nền kinh tế. Năng lực và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế được nâng cao góp phần tạo đà cho những năm tiếp theo, không phụ thuộc vào bên ngoài. Đây chính là nội lực của nền kinh tế.

Tôi được biết, Quốc hội có Nghị quyết chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra giám sát rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ đã ban hành, nếu phát hiện văn bản nào cản trở phát triển của nền kinh tế thì phải xử lý, kể cả những văn bản đã ban hành từ nhiệm kỳ trước.

>> Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế 2023

>> KINH TẾ 2023: Phương châm 3K cho doanh nghiệp

>> KINH TẾ 2023: Tận dụng mọi thời cơ, vận hội để hồi phục và phát triển

Khu vực doanh nghiệp tạo ra trên 60% GDP nên tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng đến từ cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, những khó khăn của doanh nghiệp cũng chưa được đề cập. Theo số liệu điều tra xu hướng kinh doanh của Tổng cục Thống kê, khó khăn của doanh nghiệp về tài chính, lãi suất cao không tiếp cận vốn vay hay tổng cầu quốc tế trong quý 4 năm 2022 cao hơn so với quý trước. Bên cạnh đó, với 98% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận vốn khó khăn nên cần có chính sách hỗ trợ và chính sách về vốn cho doanh nghiệp. Tôi cho rằng, kênh hỗ trợ vốn hiệu quả nhất cho doanh nghiệp SME là chính sách tài khoá và tiền tệ của Chính phủ.

Để nắm bắt cơ hội phát triển trong thời gian tới, tôi cho rằng hai nội dung cần được ưu tiên. Thứ nhất, Chính phủ hành động khẩn trương, công khai, minh bạch để tạo dựng môi trường thể chế và mọi chủ thể của nền kinh tế hiểu được. Môi trường thể chế và môi trường kinh doanh không tốt thì khó có thể tạo nội lực cho nền kinh tế. Thứ hai, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Cùng với giải pháp hỗ trợ vốn, Chính phủ cần thực hiện giải pháp hỗ trợ thị trường, đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua nâng cao năng suất lao động. Sự phục hồi và phát triển của doanh nghiệp góp phần tạo dựng sự ổn định kinh tế vĩ mô cho những năm sau.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng trưởng trước áp lực xuất khẩu giảm: Nội lực của nền kinh tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711694170 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711694170 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10