UBCK Nhà nước vừa chấp thuận điều chỉnh tăng tỷ lệ ký quỹ ban đầu của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 từ mức 10% lên 13% với hiệu lực áp dụng kể từ ngày 18/07/2018.
Theo đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cũng đã có công văn thông báo cho các thành viên bù trừ (TVBT) về việc điều chỉnh này; đồng thời đề nghị các thành viên tiến hành rà soát, tính toán lại giá trị ký quỹ yêu cầu theo tỷ lệ ký quỹ tối thiểu mới trên từng tài khoản nhà đầu tư để yêu cầu nộp bổ sung (nếu cần thiết), tránh để xảy ra tình trạng vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ và đảm bảo cho hoạt động hoạt động thanh toán được an toàn thông suốt.
Tính đến tháng 7/2018, khối lượng hợp đồng giao dịch đạt con số cao nhất 163.341 đơn vị, giá trị giao dịch danh nghĩa hơn 14.300 tỷ đồng. Ông Nguyễn Sơn- Nhà môi giới Công ty Chứng khoán MSB nhận định số lượng hợp đồng có thể nhanh chóng vươn tới 300.000 đơn vị, giá trị giao dịch danh nghĩa 25.000-30.000 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
04:22, 28/06/2018
16:30, 05/06/2018
10:39, 12/01/2018
12:38, 04/10/2017
20:35, 11/08/2017
Theo cập nhật trên trang web của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, tỷ lệ ký quỹ ban đầu đối với các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 có hiệu lực từ ngày 22/6/2018 tiếp tục là 10%. Như vậy giá trị giao dịch thật đã trên 1.000 tỷ đồng/ngày và đang tiến về 1.500-2.000 tỷ đồng/ngày, gấp đôi giá trị giao dịch của thị trường cơ sở HNX và bằng 35-50% giá trị giao dịch của HoSE tùy phiên. Đến nay khi tăng tỷ lệ ký quỹ lên 13% thì tỷ lệ này sẽ tăng lên gấp đôi...
Ông Sơn cho biết, khác mọi năm, qúy 1/2018 các lệnh đặt mua và đặt bán hợp đồng tương lai ở mức 100 đơn vị/lần đặt ngày càng phổ biến (trước đây thường dưới 10 đơn vị/lần đặt, tối thiểu là 1 đơn vị/lần đặt). Bảng điện tử phái sinh “nhảy” nhanh đến mức nhiều nhà đầu tư phải canh các bước giá cách giá khớp 2-3 giá để vào lệnh.
Trong một thị trường giá xuống, các hợp đồng tương lai đang phát huy tác dụng không chỉ do tỷ lệ ký quỹ thấp áp dụng cho toàn thị trường mà chủ yếu nhờ giao dịch T+0 và bán khống. Chưa kể độ giãn giao dịch trong phiên của VN30 ngày một mở rộng, khoảng cách giữa mức cao nhất và thấp nhất của chỉ số trong ngày có thể đạt 50 điểm.
Nếu bán khống, nhà đầu tư có nhiều cơ hội để mua lại và ngược lại, họ có thể cắt lỗ ngay trong phiên mà không phải chờ đợi lâu. Tại thị trường cơ sở, biên độ của mỗi cổ phiếu biến động nhỏ hơn, thanh khoản thấp hơn và giả sử nếu có lỗ/ lãi ngay T+1 cũng không thể chốt lời hoặc cắt lỗ. Có cổ phiếu T+1 nhà đầu tư còn lãi, sang T+3 đã lỗ, thậm chí lỗ nặng. Hơn nữa, đầu tư vào thị trường cơ sở phải có vốn nhiều, nếu ký quỹ cũng chỉ được tối đa 50%.
Theo ông Lý Hải Sinh, Chuyên viên phân tích VPBS, sự thành công của chứng khoán phái sinh nhìn sâu xa còn có sự vận động của yếu tố lịch sử, cụ thể là “cơn khát” bán khống và giao dịch T+1 hoặc T+0 mà giới đầu tư đã mong đợi từ lâu...Với việc tăng ký quỹ một lần nữa tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phái sinh có nhiều cơ hội phát triển...
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2018 và chương trình công tác 6 tháng cuối năm của UBCK Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải đã chỉ đạo các Sở GDCK nghiên cứu rà soát chỉ số VN30 theo hướng hoàn thiện và giảm tác động tiêu cực liên thị trường.
Theo đó, 6 tháng cuối năm, UBCK Nhà nước tiếp tục triển khai xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi; hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 12/2018), trình Quốc hội thông qua năm 2019. UBCK Nhà nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, điều hành TTCK, hoạt động giám sát và cưỡng chế thực thi nhằm bảo đảm an toàn cho TTCK Việt Nam.