Tập đoàn Sao Mai nâng cao chuỗi giá trị cá tra bằng công nghệ 4.0.

Trương Thành 07/07/2018 08:42

Dầu ăn cao cấp Ranee đã ghi điểm sáng tạo thành công, là bước đột phá vô cùng quan trọng trong ngành hàng thực phẩm gia vị 100% từ cá tra.

Được sản xuất theo công nghệ tinh luyện hiện đại bậc nhất Châu Âu, dầu ăn cao cấp Ranee là sản phẩm sạch – an toàn với các dưỡng chất hoàn toàn tự nhiên, Ranee hiện thân cho sự kết tinh của trí tuệ Sao Mai về tiên phong thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ.

Tập đoàn Sao Mai hợp tác với Israel nghiên cứu sản xuất cá tra giống chất lượng cao.

Tập đoàn Sao Mai hợp tác với Chuyên gia Israel  trong ương tạo cá tra giống chất lượng phục vụ cho vùng nuôi.

Áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao giá trị cá tra

Trị giá đến 25 triệu USD, Tập đoàn Sao Mai đã mạnh tay chi đầu tư xây dựng công trình Nhà máy tinh luyện mỡ cá tra thành dầu ăn đầu tiên trên thế giới.  Sao Mai đã tiên phong khai thác giá trị tuyệt vời của “con cá tỷ đô” Việt Nam để giúp tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia khi giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu chế biến dầu thực vật, đồng thời tăng nguồn thu xuất khẩu từ dầu cá thực phẩm mà Sao Mai là đầu mối.

Các kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh, dầu ăn cao cấp Ranee chiết xuất từ 100% mỡ cá tra rất dồi dào các Acid béo không no Omega 3,6,9, Vitamin A,E, các hợp chất EPA và DHA hoàn toàn tự nhiên.

Ranee mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người: giảm các bệnh liên quan đến tim mạch, tốt cho não, bổ mắt, ngăn ngừa ung thư, da khỏe đẹp, giảm căng thẳng, giảm đau và chống viêm sưng.

Sau nhiều năm đưa ra thị trường được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận một cách thân thiện, từ đó đã là nền tảng rất quan trọng đưa Ranee xuất khẩu đến Singapore, Trung Quốc và Mỹ. Theo kế hoạch trong năm 2018 này, nhà máy phải chạy hết công suất mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong các năm tiếp theo.

Câu chuyện Tập đoàn Sao Mai áp dụng công nghệ 4.0 biến mỡ cá tra thành dầu ăn cao cấp không còn xa lạ với tất cả mọi người. Đây là một trong nhiều hướng đi tất yếu mà không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực thực hiện. Thực tiễn đã cho thấy, Sao Mai đã đóng góp tích cực thay đổi cục diện cho ngành hàng cá tra theo định hướng phát triển ổn định bền vững.

Mới đây, Sao Mai chủ động phối hợp với các nhà khoa học trong nước thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ thiết bị để nâng cao chất lượng dầu ăn và sản xuất shortening, margarine từ mỡ các tra” và nhận được sự tài trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

Song song đó, Tập đoàn khẩn trương chuẩn bị thực hiện một số dự án khác nhằm đa dạng hóa các sản phẩm được chế biến từ cá tra như; bột nêm gia vị từ xương – thịt cá tra hay sản xuất cá tra lên men đóng hộp xuất khẩu.

Tập đoàn Sao Mai hợp tác với Viện nghiên cứu Hải sản trong nâng cao chuỗi giá trị cá tra.

Tập đoàn Sao Mai hợp tác với Viện nghiên cứu Hải sản trong nâng cao chuỗi giá trị cá tra.

Sao Mai khép kín chuỗi giá trị cá tra

Năm 2007, Tập đoàn Sao Mai đã xây dựng và sở hữu cho riêng mình cụm công nghiệp tại huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp để đầu tư kinh doanh các nhà máy liên quan đến chuỗi giá trị cá tra, bao gồm: hai nhà máy chế biến đông lạnh cá tra tổng công suất 600 tấn nguyên liệu/ngày, một nhà máy chế biến bột cá mỡ cá công suất 450 tấn nguyên liệu/ngày, một nhà máy tinh luyện mỡ cá thành dầu ăn công suất 100 tấn nguyên liệu/ngày đang được đầu tư nâng công suất lên gấp đôi và một nhà máy chế biến thức ăn thủy sản công suất 360.000 tấn thành phẩm/năm.

Theo kế hoạch đến năm 2020, Tập đoàn sẽ lấp đầy cụm công nghiệp với nhiều dự án: nhà máy chế biến đông lạnh cá tra số 3, nhà máy chế biến bột cá mỡ cá số 2 công suất 200 tấn nguyên liệu/ngày, nhà máy sản xuất các loại bao bì, nhà máy sản xuất shortening margarine từ stearin mỡ cá,…

Ngoài ra, Sao Mai đã xây dựng vùng nguyên liệu riêng với qui mô không ngừng mở rộng tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ có tổng diện tích hơn 200 hecta, đáp ứng gần 80% nhu cầu cá tra cho các nhà máy chế biến của Tập đoàn.

Ủng hộ khép kín chuỗi sản xuất cá tra, Sao Mai được UBND tỉnh An Giang có chủ trương giao thực hiện vùng ương cá tra giống với qui mô khoảng 100 ha theo mô hình liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao để cung cấp giống cho toàn vùng. Tập đoàn sẽ thành lập Trung tâm nghiên cứu giống cá tra công nghệ cao với sự hỗ trợ của dội ngũ chuyên gia đến từ các quốc gia hàng đầu về công nghệ sinh học.

10 năm tham gia và hoàn thiện chuỗi giá trị cá tra, Sao Mai xác định chiến lược làm chủ tất cả các khâu nhằm kiểm soát, đảm bảo chất lượng đến ổn định giá thành sản phẩm, xác lập lợi thế cạnh tranh từ đó tạo tiền đề vững chắc để phát triển lâu dài.

Hiện nay, mảng thủy sản đóng góp hơn 70% doanh thu và 40% lợi nhuận cho Tập đoàn. Công ty IDI – đơn vị thành viên của Tập đoàn là một trong 3 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nhiều nhất Việt Nam. Công ty Trisedco, một công ty thành viên khác của Tập đoàn được biết đến là nhà xuất khẩu bột cá số 1 Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tập đoàn Sao Mai nâng cao chuỗi giá trị cá tra bằng công nghệ 4.0.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO