Tây Nguyên: “Đỏ mắt” tìm lao động chất lượng cao

Nam Phong 04/07/2019 10:58

Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Tây Nguyên “đỏ mắt” tìm lao động có tay nghề tại địa phương.

Nguồn

Khi quyết định đầu tư tại Gia Lai, doanh nghiệp phải khảo sát vùng nguyên liệu, hệ thống giao thông, nguồn nhân lực và tổ chức liên kết với các trường nghề.

Tây Nguyên không chỉ  là “vùng trũng” về kinh tế mà còn là “vùng  trũng” cả về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động có tay nghề, chất lượng cao.

“Vùng trũng” nguồn nhân lực

Tây Nguyên hiện có khoảng gần 6 trệu người, chiếm khoảng 6% dân số cả nước. Đến nay Tây Nguyên vẫn là một trong hai  “vùng trũng” về  phát triển nguồn nhân lực. Năm 2018, cả nước tỷ lệ tốt nghiệp THPT cả nước đạt 32,9% thì Tây Nguyên chỉ đạt 22,9%, tức chỉ cao hơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (18,82%). Tỉnh Đắk Lắk có tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao nhất vùng, đạt tỷ lệ 24,4% năm 2018.

Dây chuyền sản xuất các linh kiện điện tử của Cty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai

Cty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai ứng dụng dây chuyền sản xuất các linh kiện điện tử cần nhiều nhân lực chất lượng cao.

Thống kê, giai đoạn 2011 - 2018, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của vùng Tây Nguyên chỉ tăng từ 11% lên 14%. Có khoảng 86% số lao động là lao động phổ thông, không có chuyên môn kỹ thuật, làm các nghề đơn giản; năng lực làm việc, ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động công nghiệp còn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động.

Mới đây, tại hội thảo về phát phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên, PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), cho biết đa số lao động ở Tây Nguyên làm ở khu vực phi chính thức (lao động kinh tế hộ gia đình, lao động tự làm). Việc chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao, chiếm 72% trong năm 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Tuyển dụng nhân lực 4.0: Doanh nghiệp cần gì?

    Tuyển dụng nhân lực 4.0: Doanh nghiệp cần gì?

    15:03, 03/07/2019

  • Mở cửa hàng không từ... nhân lực

    Mở cửa hàng không từ... nhân lực

    15:44, 19/06/2019

  • “Khát” nhân lực, doanh nghiệp công nghệ xắn tay đào tạo

    “Khát” nhân lực, doanh nghiệp công nghệ xắn tay đào tạo

    07:38, 03/06/2019

  • Hệ thống thông tin nguồn nhân lực: Cánh tay đắc lực trong quản trị nhân sự

    Hệ thống thông tin nguồn nhân lực: Cánh tay đắc lực trong quản trị nhân sự

    04:23, 28/05/2019

PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, thị trường lao động kém phát triển là do  tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tây Nguyên còn chậm. Kinh tế hiện tại chủ yếu là thuần nông, chưa có vùng chuyên canh về nông nghiệp, vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao…

Các hình thức sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, theo mùa vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì vậy năng suất lao động thấp. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và xây dựng, thương mại, dịch vụ ít do vậy người lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề ít tìm được việc làm hoặc làm việc trái với chuyên môn đào tạo, gây lãng phí cho xã hội, bà Lan cho biết.

Nghịch lý thừa, thiếu lao động

Việc nông sản rớt giá thê thảm, làn sóng người dân rời bỏ quê hương đi làm ăn xa ngày một gia tăng. Tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có tay nghề đang diễn ra hầu hết các tỉnh Tây Nguyên. Nhiều người đến độ tuổi lao động không có việc làm đã phải đi làm thuê làm mướn khắp các tỉnh thành, tuy nhiên lao động có tay nghề, có kỹ năng làm lại đang khát.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc DOVECO, Giám đốc Ban quản lý dự án DOVECO Gia Lai, cho biết trước khi quyết định đầu tư tại Gia Lai, doanh nghiệp đã khảo sát vùng nguyên liệu, hệ thống giao thông, nguồn nhân lực và tổ chức liên kết với các trường nghề, phân viện Trường Đại học Nông lâm TP.HCM  và Trường Đại học Tây Nguyên.

Với quy mô sản xuất như hiện nay ngoài lao động phổ thông, doanh nghiệp cần khoảng 40 - 50% lao động có tay nghề như kỹ sư trồng trọt, tự động hóa; cán bộ có kinh nghiệm tổ chức, sản xuất…Tuy nhiên, lao động tại chỗ có tay nghề rất hiếm và khó tuyển dụng,doanh nghiệp chấp nhận tăng chi phí để tuyển dụng lao động từ nơi khác đến, ông Tùng nói.

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương, tỷ lệ làm công ăn lương tại các tỉnh Tây Nguyên chỉ chiếm 22% so với mức gần 44% của cả nước. “Nếu không chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu thị trường về lao động.  Khắc phục sự  bất cập về cơ cấu, số lượng và quan trọng là chất lượng lao động thì Tây Nguyên sẽ gặp khó trong vấn đề thu hút đầu tư, khó  có thể san lấp so với mặt bằng chung của cả nước”, bà Hương cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tây Nguyên: “Đỏ mắt” tìm lao động chất lượng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO