Vừa qua ngày 10/3, tại thôn Nam Kỳ, xã Ea Drơng, huyện Cư M'gar tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra lễ khởi công nhà máy chế biến trái cây trị giá gần 500 tỷ dồng.
>>Cam kết mới của Google với Việt Nam
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, bà Ngô Tường Vy cho biết, Dự án Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk được xây dựng trên diện tích 10ha đất, có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng vốn đầu tư hơn 467 tỷ đồng. Dự kiến dự án này sẽ thi công trong 18 tháng.
Dự án Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk là một giải pháp kinh tế quan trọng, góp phần nâng cao giá trị nông sản của khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt giúp nông sản chế biến sâu, chế biến tinh nâng cao giá trị và thương hiệu của nông sản Việt Nam khi xuất khẩu đi các quốc gia khác trên thế giới.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cũng cho hay dự án sẽ tập trung vào 4 mục tiêu chính, đó là: Thu mua, đóng gói các loại trái cây tươi xuất khẩu như sầu riêng, chanh dây, khoai lang, bơ,... nhằm xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật, EU...
Đơn vị cũng sẽ sản xuất chế biến các loại trái cây đông lạnh theo công nghệ tiên tiến nhất đáp ứng nhu cầu của các thị trường như Mỹ, Canada, EU, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc.
Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, khẳng định Dự án Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu của nông sản Việt Nam khi xuất khẩu đi các quốc gia khác trên thế giới. Dự án đi vào hoạt động sẽ tác động lớn đến quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế, xã hội tại huyện Cư M’gar nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị doanh nghiệp chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tận dụng ưu thế của khu vực Tây Nguyên về đất đai, khoa học công nghệ, nhân lực, vật lực để chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp có các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân gắn kết, xây dựng chuỗi ngành hàng nông sản. Nếu làm được điều này sẽ mở ra một tương lai không chỉ của ngành trái cây của tỉnh Đắk Lắk mòn còn giúp nông ngiệp trong khu vực phát triển, sản phẩm mang giá cao sẽ vươn xa ra thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm