Techfest 2018: Những thông điệp từ đối thoại chính sách cấp cao

Kiều Vũ 30/11/2018 14:03

Ngày thứ 2 Techfest Việt Nam 2018 – Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia với chủ đề “Khởi nghiệp sáng tạo - Kết nối toàn cầu” được tiếp tục diễn ra với nhiều chủ đề thảo luận hấp dẫn.

Hoạt động đặc biệt được chú ý là "Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vào sáng ngày 30/11 nhằm chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được trình bày bởi các đại diện đến từ Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu, Singapore, Thái Lan… với những bài học kinh nghiệm, triết lý hỗ trợ.

Ông Chu Ngọc Anh trong phát biểu khai mạc diễn đàn đã mong nhận được nhiều kinh nghiệm từ đại diện các nước và các tổ chức tại diễn đàn lần này.

Bà Susan Amat – thành viên Hội đồng Quản trị Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu (GEN) cho biết mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu đã có 10 năm kinh ngiệm. Bà trình bày về xu hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu và gợi ý liên kết xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp các nước ASEAN tại diễn đàn.

Chúng tôi đến với các quốc gia với mong muốn khởi dậy sự đam mê và trí tuệ của giới trẻ”. Theo đại diện từ GEN, mạng lưới này cũng đang nghiên cứu về chính sách, xem các cách thức tại các địa phương để thu thập dữ liệu để biến các điển hình chính sách trở nên phù hợp cho các địa phương.

Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" sáng 30/11

Bà Susan nói về đầu tư mạo hiểm trên thế giới ở giai đoạn đầu và cả sự dịch chuyển của đầu tư mạo hiểm. “Xu hướng là làm sao có những chương trình cho phép nhà đầu tư không chỉ giải quyết vấn đề doanh nghiệp mà còn cho khách hàng, xây dựng nên các giá trị”.

Con số thống kê cho thấy Châu Á có đến 40% nguồn đầu tư mạo hiểm trên thế giới và thể hiện sự tăng trưởng, câu chuyện đã là giải quyết các vấn đề toàn cầu mà không chỉ trong khu vực – bà Susan khẳng định, bên cạnh đó nhấn mạnh về tỷ lệ của công nghệ và vai trò của các cá nhân. Theo đó, nền kinh tế với hệ sinh thái nhiều thành phần với nhiều chủ thể và bây giờ là chính sách, chúng ta cần thay đổi chính sách, tạo ra việc làm nhiều hơn, chia sẻ, kết nối và thay đổi mạng lưới khởi nghiệp. Điều này sẽ tạo ra sự thay đổi liên tục trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được trình bày bởi các đại diện

Nhiều kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được trình bày bởi các đại diện khu vực và trên thế giới.Ảnh: Gian hàng trưng bày tại Techfest 2018

Trong chia sẻ kinh nghiệm từ Singapore, ông Peter Ong – Chủ tịch Cơ quan xúc tiến đầu tư Singapore cho thấy được thành công của Singapore đến từ việc “Chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của khởi nghiệp đối với nền kinh tế”.

Số lượng startup công nghệ tại Singapore đã lên đến con số 4000 vào năm 2017, các hoạt động đầu tư mạo hiểm cũng tăng về số lượng giao dịch và tiền đầu tư. Singapore  đã thực hiện huy động nhiều nguồn lực để tạo ra hạ tầng, bệ phóng cho khởi nghiệp. “Chúng tôi biết nguồn vốn là rất quan trọng, chúng tôi đã tạo ra quỹ và hệ thống mạng lưới kết nối” - ông Peter nói. Vị này cũng nhấn mạnh sự phối hợp của các ngành trong công cuộc xây dựng này.

ông Peter Ong – Chủ tịch Cơ quan xúc tiến đầu tư Singapore

Ông Peter Ong – Chủ tịch Cơ quan xúc tiến đầu tư Singapore

Bây giờ chúng tôi có rất nhiều những vườn ươm và những nhà đầu tư mạo hiểm – những đối tượng này đang tạo ra cuộc cách mạng hóa cách thức mà các doanh nghiệp đang phát triển và mở rộng trên toàn cầu. Vấn đề quan trọng tiếp theo trong hệ sinh thái khởi nghiệp chính là tài năng, cách tiếp cận tài năng…”.

Ông cũng chia sẻ việc Singapore muốn liên kết chặt chẽ với Việt Nam, muốn nâng cao sự hợp tác đối tác trong phát triển mạng lưới khởi nghiệp.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đã nói rằng những kinh nghiệm được chia sẻ tại diễn đàn là rất quý báu đối với Việt Nam.

Tại phiên thảo luận về chính sách, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý rằng hệ sinh thái Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng các cơ quan đặc biệt chính phủ rất quan tâm, thúc đẩy. Ông nói rằng không nên phân biệt startup Việt Nam hay startup nước ngoài, thế giới hiện đã rất nhỏ. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về những khó khăn và thách thức của Việt Nam và ông cho rằng điều này đặt ra những cơ hội đối với các startups, nhưng việc biến nó trở thành cơ hội hay tiềm năng được hay không còn tùy thuộc vào bản thân các nhà khởi nghiệp.

Quan trọng nhất, chúng tôi với tư cách Chính phủ, nghe có vẻ ngược nhưng chúng tôi sẽ tìm mọi cách phơi ra, trình bày với các bạn những khó khăn mà chúng tôi gặp, đặc biệt những khó khăn đó có là cơ hội với các bạn hay không là do các bạn. Những nhu cầu của người dân cho y tế, nông nghiệp, giáo dục, thanh toán…vô cùng nhiều vấn đề, thách thức, có trở thành bài toán cho các bạn startup không là các bạn”- Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng chia sẻ về thách thức rất lớn đang đặt ra ngoài vốn, pháp lý, giáo dục… là làm sao có cơ sở dữ liệu lớn và mở cho cộng đồng; Dữ liệu từ Chính phủ, doanh nghiệp và đóng góp của người dân, các lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch, thanh toán điện tử, nông nghiệp…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Techfest 2018: Những thông điệp từ đối thoại chính sách cấp cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO