Techfest Sơn La: Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững gắn với du lịch cộng đồng

HOÀNG QUYÊN 04/06/2022 16:23

Sơn La là địa phương tiên phong khu vực miền núi phía Bắc trong phong trào đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp nông nghiệp bền vững gắn với du lịch cộng đồng.

>>TECHFEST Sơn La: Phong trào đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của khu vực miền núi phía Bắc

Toàn cảnh

Toàn cảnh Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La lần thứ nhất năm 2022 (TECHFEST Sơn La) 

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La được tổ chức với mục đích, nâng cao nhận thức, chiến lược và kế hoạch hành động cho lãnh đạo, nhà quản lý, doanh nhân địa phương về phát triển chuỗi giá trị du lịch, ẩm thực, nông nghiệp, dược liệu, gắn với các mục tiêu đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Tại chương trình ông Lý Đình Quân - Trưởng làng du lịch - ẩm thực chia sẻ, tầm nhìn và các giải pháp chia sẻ không chỉ Sơn La, mà cả Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức như thu nhập của người dân đa số thấp; hiệu quả trong thực thi, quá trình liên kết các tổ chức, kinh doanh còn rời rạc; giá trị sản phẩm thấp do còn chế biến thô, ít hàm lượng KHCN; An toàn thực phẩm chưa được kiểm soát; điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường.

Bên cạnh đó, Sơn La còn có nhiều tiềm năng về dược liệu, có thể cạnh tranh với Tây Nguyên, Hòa Bình nhưng còn thiếu những chính sách, hoạch định phát triển, khai thác các tiềm năng, thế nhưng vẫn còn phát triển chậm, chưa có những hoạch định, chính sách liên kết để phát triển,..Sơn La cần đề ra những tầm nhìn để tạo ra sự đột phá, ông Đình Quân nói.

Nhiều startup còn ngần ngại trong việc phát triển ý tưởng do trở ngại về vấn đề pháp lý, chính sách,…

Chính sách phát triển nông nghiệp du lịch bền vững đã được ban hành nhiều như kế hoạch tái cấu trúc nông nghiệp 2013. Luật Bảo vệ môi trường 2020,… Năm 2020, Bộ KHCN đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ/TW của Bộ Chính Trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, lấy du lịch làm ngành trọng điểm của Việt Nam. Có thể thấy, du lịch đã có sự chuyển mình rất lớn, tài nguyên du lịch có thể cạnh tranh với các nước đứng đầu ASEAN.

Nông nghiệp và du lịch đã có bước chuyển mình lớn trong những năm gần đây. Chỉ cần thay đổi tư duy, cả nền kinh tế sẽ thay đổi.

Phát triển mô hình HST nông nghiệp kết hợp với du lịch cộng đồng: khi nông nghiệp phát triển bền vững, nó sẽ trở thành một sản phẩm tốt với du lịch. Cách thức quản lý du lịch cộng đồng liên quan đến mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái rất phức tạp, bắt buộc phải có công nghệ kết nối để có thể đo lường được các thông số, mối quan hệ… Dưới đây là một số giải pháp:

Đào tạo và tập huấn là giai đoạn đầu tiên hình thành nên du lịch cộng đồng, cần phải được thúc đẩy mạnh mẽ, hình thành nên nhận thức chung phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Với những lợi thế về thiên nhiên, lịch sử, …ẩm thực là câu chuyện sẽ rất thu hút cho văn hóa trong thời gian tới.

Cần phải có tri thức để cung cấp, thiết kế các gói dịch vụ chạm đến cảm xúc của du khách. Việc giao lưu, thu hút du khách đến trải nghiệm vừa phát triển các sản phẩm về nông nghiệp, ẩm thực, thương hiệu của địa phương, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Du lịch cộng đồng là cơ chế chính sách giúp địa phương trở nên có sức sống hơn, năng động hơn và kết nối mạng lưới dễ dàng hơn. Cần tận dụng và khai thác nguồn lực con người - các chuyên gia. Mỗi cá nhân, tổ chức, địa phương phải thay đổi chính mình - tiếp thu tri thức, hình thành văn hóa mới, liên kết với nguồn lực khác.

Xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy, tạo điều kiện cho xu thế mới này: khuyến khích chuỗi giá trị của nông nghiệp du lịch ẩm thực, phải có đề tài để thử nghiệm, Trụ cột đmst lấy thị trường làm nền tảng để giải quyết các đề bài.

Trong phát triển du lịch cộng đồng, văn hóa là cản trở lớn cho phát triển các mô hình bền vững

Đối với du lịch cộng đồng, cần có một quy trình và cách thức hình thành dựa trên lợi thế của địa phương (thiên nhiên, văn hóa, lịch sử…), sau đó phải khảo sát và khuyến khích, cam kết với địa phương để hình thành nên mô hình du lịch cộng đồng.

Để hình thành nên 1 mô hình du lịch cộng động thì cần dựa trên những lợi thế của địa phương với nhiệt huyết, niềm đam mê của những người tiên phong.

Việc nhận thức được đầy đủ và liên kết được 3 nhà nhà nước - nhà nông - nhà trường sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.

Sơn La có nhiều tài nguyên tiềm năng về thiên nhiên, văn hóa, con người… Rõ ràng đây là cơ hội nhưng phải có tầm nhìn, chiến lược và cần có nguồn lực, tri thức từ bên ngoài tác động vào địa phương. 

 Các đại biểu thực nghi lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La lần thứ nhất.

Các đại biểu thực nghi lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La lần thứ nhất.

Ông Vũ Hòa - Chuyên gia tư vấn quản trị thương hiệu nhận định, về thiết kế bao bì và đóng gói sản phẩm trong truyền thông chia sẻ, bên cạnh việc trồng trọt thì vấn đề làm sao để bán được hàng đặc biệt quan trọng. Việc thiết kế bao bì sản phẩm chiếm vai trò vai trọng.

Ngoài việc chứa đựng sản phẩm thì bao bì còn bảo quản sản phẩm và truyền tải được thông điệp của người bán hàng. Sức mạnh về hình thức sẽ gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao sản lượng. Tạo sự khác biệt trong việc lựa chọn và đóng bao bì sẽ tạo ra sự vượt trội và đột phá so với các sản phẩm cùng loại.

Cần xác định phân khúc khách hàng để thiết kế phù hợp với sở thích của tập khách hàng đó. Sử dụng công nghệ sau thu hoạch để xử lý và chế biến từ các nguyên liệu thô thành sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. 

Những công nghệ sau thu hoạch như: Công nghệ sấy lạnh; Công nghệ sấy thăng hoa sẽ giữ được màu và dược tính của sản phẩm (trà hoa cúc, bột diếp cá, rau má,..; Nhà nilon: phơi dược liệu không cần giữ màu với các công đoạn đơn giản. Hiện nay xã hội phát triển, sản phẩm cạnh tranh gay gắt, do vậy lợi thế của chúng ta không phải là cạnh tranh bán rẻ mà chính là những sản phẩm mới được làm từ những công nghệ mới.

Bà TS. Thanh Hương - Trưởng Làng CN dược liệu - Con đường làm gia tăng giá trị và phát triển bền vững (Phó viện trưởng viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng) cho rằng: Tiềm năng của cây dược liệu Sơn La rất lớn. Tuy nhiên, tài nguyên này lại đang bị khai thác quá mức đến nỗi cạn kiệt. Bên cạnh đó, các tài nguyên dược liệu mặc dù được khai thác nhưng chế biến và bảo quản còn thô sơ, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Năm 2013, Chính phủ có quyết định để Sơn La là 1 trong 8 vùng phát triển dược liệu quý.

Con đường làm tăng giá trị cây dược liệu của Sơn La dựa trên tiềm năng - phát huy nội lực – lựa chọn mũi nhọn, liên kết chuỗi vùng, quốc gia, quốc tế.

Tập hợp chuyên gia, cố vấn giải quyết các bài toán R&D từ những ý tưởng thô sơ. Đây là chìa khóa để phát triển các sản phẩm độc quyền.

Thị trường hiện đang rất cần thuốc nam đối với các bệnh khó, các vấn đề sức khỏe phổ biến. Việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tây chưa tối ưu.

Câu chuyện và bài học của Cao Sao Vàng: một hộp cao sao vàng rất nhỏ nhưng đã tạo nên được thương hiệu cho toàn Việt Nam, kênh phân phối đa dạng, xuất khẩu số lượng lớn… Thành phần đơn giản, dễ làm.

Các bài thuốc dân gian cần có bằng chứng khoa học đạt chuẩn để khẳng định chất lượng sản phẩm.

Máy móc yếu có thể liên kết, con người yếu có thể đào tạo, quan trọng nhất là phải có ý tưởng thực hiện. Nếu như phần nghiên cứu phát triển sản phẩm càng tốt, nhiều bí quyết công nghệ thì sản phẩm sau này sẽ có vị thế trong thị trường, thậm chí có khả năng độc quyền.

Nghiên cứu phát triển sản phẩm chính là chìa khóa quan trọng để đưa sản phẩm ra thị trường không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Cần có nhà máy sản xuất đạt chuẩn, có thể hợp tác sản xuất, không coi đó là rào cản, sử dụng những nhà máy sẵn có.

Ông Nguyễn Quyết Tâm – Chủ tịch VietISO - Chuyển đổi số và gia tăng chuỗi giá trị nông nghiệp, du lịch và dược liệu cho rằng: Hiện nay rào cản triển khai chuyển đổi số được chia làm 2 vấn đề đó là nhận thức và giải pháp.

Về nhận thức: Văn hóa trong doanh nghiệp: Những ng đứng đầu cần có nhận thức, tư duy đúng đắn và rõ ràng về chuyển đổi số; Nguồn lực: Sự thiếu hụt về các nguồn lực như tài chính, con người, công nghệ… Giải pháp: chưa được đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước- doanh nghiệp -khách hàng, cần có những mục tiêu chung để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất;Ứng dụng: Trong quá trình triển khai, chưa quyết liệt với các chiến lược đề ra, chưa có case study để học hỏi

Về giải pháp: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn, chia sẻ và dùng chung; Phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin số để đồng bộ được cơ sở dữ liệu; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số; Phát triển các nền tảng số; Hoàn thiện khung pháp lý.

Mục tiêu chuyển đổi số du lịch trên toàn quốc ở các homestay, đơn vị kinh doanh du lịch.

Chị Thủy – Làng Năng lượng chia sẻ về chiến lược an ninh năng lượng, phát triển kinh tế và du lịch tại các bản, tỉnh Sơn La cho biết, năng lượng không phải vấn đề độc lập mà là vấn đề chung của tất cả chúng ta. “Mỗi quả đồi, mỗi con suối là kho tài nguyên năng lượng”, biến phế thải, nguyên liệu của ngành này thành nguồn tài nguyên cho ngành khác.

Năng lượng nhân văn là chìa khóa để có thêm năng lượng và trung hòa khí hậu. Kinh tế tuần hoàn hướng đến hoạt động kinh tế từng bước tách rơi khỏi việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, thúc đẩy chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, hướng tới không phát thải (zero emission).

Muốn phát triển năng lượng thì Kinh tế tuần hoàn là mô hình được ứng dụng thành công trên thế giới. Với việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn vào đời sống, ta có thể đảm bảo thế hệ tương lai có đủ tài nguyên như nước, năng lượng, động thực vật, đồng thời làm giảm thiểu rác thải, nhu cầu chuyển đổi nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là hết sức cấp bách.

Kết thúc hội thảo, với các phần tham luận về các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, dược liệu và năng lượng đã giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp khởi nghiệp có nhận thức về ĐMST và chuyển đổi số.

Techfest Vietnam to Sơn La nhằm định hướng thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp gắn với khai thác thế mạnh địa phương; phát triển nhanh và bền vững; liên kết hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp địa phương với hệ sinh thái quốc gia theo Nghị quyết số 15-NQ/ĐH của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Từng bước hình thành, phát triển đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong một số lĩnh vực thế mạnh của tỉnh như: Giáo dục, nông nghiệp, du lịch, dược liệu… Từ đó, từng bước kết hợp để hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khu vực miền núi phía Bắc.

Có thể bạn quan tâm

  • TECHFEST Việt Nam 2022: Phát động ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia

    TECHFEST Việt Nam 2022: Phát động ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia

    14:35, 22/03/2022

  • Đội Otrafy Inc xuất sắc giành giải quán quân TECHFEST 2021

    Đội Otrafy Inc xuất sắc giành giải quán quân TECHFEST 2021

    12:12, 15/12/2021

  • TECHFEST và WHISE 2021: Cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp khởi nghiệp

    TECHFEST và WHISE 2021: Cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp khởi nghiệp

    05:18, 15/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Techfest Sơn La: Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững gắn với du lịch cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO