Thách thức mới với APEC

Thuỵ Vân 26/11/2018 11:52

Căng thẳng thương mại Mỹ- Trung Quốc leo thang không chỉ tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, mà cản trở sự phát triển của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC).

Lần đầu tiên trong lịch sử 25 năm, Hội nghị cao cấp APEC được tổ chức vừa qua tại Papua New Guinea đã kết thúc mà không ra được tuyên bố chung vì bất đồng Mỹ- Trung.

p/Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 26 tại Papua New Guinea kết thúc ngày 18/11 mà không ra được tuyên bố chung.

Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 26 tại Papua New Guinea kết thúc ngày 18/11 mà không ra được tuyên bố chung.

Chuyện riêng gây hại chung

Sở dĩ APEC không tìm được tiếng nói chung là do bất đồng quan điểm giữa hai nền kinh tế thành viên lớn nhất thế giới của APEC là Mỹ và Trung Quốc. Thậm chí 2 thành viên này còn biến Diễn đàn APEC thành đấu trường cho cuộc cạnh tranh chiến lược trên mọi phương diện, chứ không chỉ đơn thuần về thương mại.

Có thể bạn quan tâm

  • APEC và bóng dáng “kẻ cả”

    APEC và bóng dáng “kẻ cả”

    04:33, 20/11/2018

  • APEC lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung

    APEC lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung

    20:01, 18/11/2018

  • Startup Việt EzQ giành giải cao nhất tại IDEAS Show APEC 2018

    Startup Việt EzQ giành giải cao nhất tại IDEAS Show APEC 2018

    06:26, 01/08/2018

  • Đà Nẵng bắt tay mở rộng Công viên APEC

    Đà Nẵng bắt tay mở rộng Công viên APEC

    01:42, 16/05/2018

  • Đà Nẵng: Hầm chui trăm tỷ phục vụ APEC tái diễn ngập nước

    Đà Nẵng: Hầm chui trăm tỷ phục vụ APEC tái diễn ngập nước

    13:15, 30/04/2018

  • Năm APEC 2017: Nâng tầm doanh nghiệp, khẳng định vị thế

    Năm APEC 2017: Nâng tầm doanh nghiệp, khẳng định vị thế

    22:00, 02/03/2018

Bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là cái cớ và cú hích ban đầu. Thực chất bên trong là việc xử lý lại toàn bộ mối quan hệ song phương giữa 2 nước. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không tới Papua New Guinea tham dự Hội nghị cấp cao APEC, mà cử Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đi thay đã báo hiệu căng thẳng không thể tránh khỏi giữa Mỹ và Trung Quốc ở Hội nghị này. Bởi từ trước đến nay, ông Pence luôn thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc hơn cả ông Trump khi thẳng thắn cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế nói chung và của Mỹ nói riêng liên quan đến hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại, đầu tư hay mở cửa thị trường. Động thái của Mỹ và Trung Quốc tại Hội nghị cao cấp APEC cho thấy, hai quốc gia này đã ưu tiên xử lý quan hệ giữa hai bên hơn cả việc đóng góp để sự kiện thành công.

Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc, và quốc gia này cũng đã đáp trả lại. Chuyện xung khắc thương mại này không chỉ tiếp tục có chiều hướng gia tăng mà còn tác động sang cả những lĩnh vực hợp tác khác. Quan hệ hợp tác song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và thương mại thế giới, đến luật pháp và chính trị an ninh thế giới. Chuyện riêng của Mỹ và Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng tới APEC, mà đã gây thiệt hại đối với nhiều đối tác của 2 quốc gia này.

 Hội nghị cấp cao Diễn đàn Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương năm nay bị phủ bóng đen bởi chủ định của cả Mỹ và Trung Quốc tranh thủ các thành viên khác để tập hợp lực lượng đối phó lẫn nhau. 

APEC được coi là hiện thân và biểu tượng cho hợp tác và liên kết châu lục và liên châu lục. Diễn biến chuyện riêng của Trung Quốc và Mỹ đã làm cho tiến trình này không thể phát triển được như đúng tôn, chỉ mục đích của APEC và mong muốn của đại đa số các nền kinh tế thành viên.

Điều khó xử của các đối tác

Hội nghị cấp cao APEC năm nay bị phủ bóng đen bởi chủ định của cả Mỹ và Trung Quốc tranh thủ các thành viên khác để tập hợp lực lượng đối phó lẫn nhau. Phía Mỹ gia tăng mức độ đối đầu với Trung Quốc không chỉ để ép buộc quốc gia này đáp ứng những yêu cầu của Mỹ, mà còn để cảnh báo và răn đe các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ là thành viên cũng như không là thành viên của APEC nếu không ủng hộ Mỹ và đáp ứng những yêu cầu của Mỹ, thì sẽ bị Mỹ trừng phạt và gây căng thẳng như Trung Quốc. Hay nói cách khác, Mỹ muốn lôi kéo các quốc gia khác phải ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Chỉ như thế thôi cũng đã đủ để thấy Mỹ hiện không coi trọng APEC như trước và chỉ lợi dụng Diễn đàn này cho những suy tính lợi ích riêng, chứ không vì lợi ích chung của APEC.

Tuy nhiên, Trung Quốc khôn khéo và uyển chuyển hơn. Bằng cách nhấn mạnh toàn cầu hoá cũng như tăng cường cam kết đa phương và thúc đẩy vai trò cùng ảnh hưởng của các thể chế đa phương như APEC, Trung Quốc muốn làm cho Mỹ bị cô lập trên cả trong và ngoài khuôn khổ Diễn đàn APEC. Trung Quốc cũng chủ ý thể hiện sự khác biệt quan điểm cơ bản và mang tính nguyên tắc với Mỹ trong bất đồng thương mại nói riêng và toàn bộ mối quan hệ giữa hai nước nói chung, dựa vào số đông trong APEC và xu thế chung trên thế giới.

Theo đó, các đối tác sẽ bị đẩy vào tình thế khó xử vì không thể lựa chọn theo bên này, mà bỏ bên kia, và cũng không dễ dàng uyển chuyển giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cuối tháng 11 này, bên lề Hội nghị cấp cao G20, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc đàm phán thương mại. Nếu 2 bên thống nhất giải quyết được những bất đồng thương mại hiện nay, thì những tác động tiêu cực từ chuyện riêng của 2 quốc gia này đối với APEC sẽ giảm thiểu và ngược lại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thách thức mới với APEC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO