Thách thức rất lớn trong thực hành ESG, kinh tế tuần hoàn

DƯƠNG THÀNH ghi 25/06/2024 02:00

Ngành dệt may có phát thải lớn, trung bình một năm có khoảng 100 triệu tấn rác thải rắn từ quần áo cũ bỏ ra.

>>Đơn hàng quay trở lại, doanh nghiệp dệt may vẫn còn nhiều thách thức

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam: 

Trong đó, mỗi một sản phẩm dệt may quy chuẩn tính từ trồng bông tới khi ra một sản phẩm tiêu tốn khoảng 20 khối nước, và 1 năm trên thế giới với 100 tỷ sản phẩm dệt may sẽ dùng hết 2.000 tỷ khối nước…

Tuy nhiên, hiện nay hành lang pháp lý trong nước còn hạn chế, chưa có chính sách, quy định cụ thể cho ngành dệt may về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh hay ESG. Các quy định về kiểm kê khí nhà kính, thuế carbon... vẫn chậm hơn lộ trình áp dụng quốc tế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất xanh, thực hiện kinh tế tuần hoàn cần lộ trình phát triển và mục tiêu cụ thể, phù hợp với lộ trình thế giới. Gắn vai trò các bên liên quan và cơ chế tài chính để thực hiện mục tiêu (hợp tác công tư, tài chính xanh...).

Đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tính đến thời điểm này chưa có doanh nghiệp nào trực tiếp điều chỉnh và bắt buộc báo cáo theo quy định của ESG và kinh tế tuần hoàn. Đây là đặc điểm hết sức rủi ro với doanh nghiệp, bởi tất cả các khuyến nghị của EU về kinh tế tuần hoàn, về tiêu chuẩn xanh mặc dù có hiệu lực nhưng khi kinh tế và sức cầu suy thoái lập tức họ điều chỉnh thời gian hiệu lực. Do đó, nếu Việt Nam đi nhanh hơn một chút thì không bị ngặt nghèo ở thị trường đích, nhưng sản phẩm xanh lại đắt và sẽ không bán được hàng. Còn đi chậm một chút thì chúng ta không vào được thị trường đích. Vì vậy, chính sách cần có bước đi cụ thể.

Cùng với đó, đầu tư cho ESG và kinh tế tuần hoàn là dài hạn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn về tài chính. Hệ thống tài chính cho phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, tài chính ESG còn non trẻ, khiến các dự án dệt may xanh, bền vững gặp nhiều khó khăn trong huy động tài chính. Thiếu các chính sách ưu đãi cụ thể để khuyến khích phát triển dệt may tuần hoàn, bền vững. Song song với đó, nguồn nhân lực để triển khai, ứng dụng công nghệ và thực hành các tiêu chuẩn ESG, kinh tế tuần hoàn cũng là thách thức.

Có thể bạn quan tâm

  • Đơn hàng quay trở lại, doanh nghiệp dệt may vẫn còn nhiều thách thức

    Đơn hàng quay trở lại, doanh nghiệp dệt may vẫn còn nhiều thách thức

    01:00, 21/06/2024

  • Doanh nghiệp dệt may mong mỏi gói tín dụng xanh

    Doanh nghiệp dệt may mong mỏi gói tín dụng xanh

    02:30, 14/06/2024

  • Khơi thông nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp dệt may

    Khơi thông nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp dệt may

    11:30, 12/06/2024

  • Yếu tố nào tác động đến triển vọng ngành dệt may?

    Yếu tố nào tác động đến triển vọng ngành dệt may?

    11:40, 18/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thách thức rất lớn trong thực hành ESG, kinh tế tuần hoàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO