Thái Bình: Đào tạo nhân lực bám sát nhu cầu thị trường lao động

Diendandoanhnghiep.vn Công tác đào tạo lao động, phát triển nguồn nhân lực tại tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, quy mô cũng như hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

>> Thái Bình: Gỡ “nút thắt” trong giải ngân vốn đầu tư công

Tại huyện Thái Thụy, hơn 3.000 người lao động, HSSV tham dự ngày hội tư vấn nghề nghiệp và kết nối cung cầu lao động ngày 27/11/2022

Tại huyện Thái Thụy, hơn 3.000 người lao động, HSSV tham dự ngày hội tư vấn nghề nghiệp và kết nối cung cầu lao động ngày 27/11/2022

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp ông Phí Ngọc Thành – Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình cho biết, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, các cơ sở GDNN của Thái Bình đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ; nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng sát với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Giáo dục nghề nghiệp được quan tâm đầu tư

Những năm qua công tác đào tạo lao động đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp được đặc biệt quan tâm. Các cơ sở GDNN cũng đã tăng cường kết nối để học sinh, sinh viên tham gia thực hành tại doanh nghiệp, từ đó, nâng cao kỹ năng nghề cũng như tăng cường kết nối giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp và tạo cơ hội có việc làm sau đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.

Hiện nay, toàn tỉnh có 27 cơ sở GDNN. Ngành LĐTB&XH đã tích cực tham mưu các cơ chế chính sách hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng lao động đối với các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích thu hút đầu tư vào tỉnh.

Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDNN và công tác giải quyết việc làm như: Triển khai các hoạt động GDNN trên môi trường số, ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học; Sắp xếp các cơ sở GDNN theo hướng tinh gọn, linh hoạt, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức; Khuyến khích phát triển cơ sở GDNN tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở GDNN trong doanh nghiệp, đặc biệt ưu tiên đầu tư trường tư thục chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; phát triển đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn, chuyên nghiệp; Phát triển chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, mở, với sự tham gia chặt chẽ của doanh nghiệp trên cơ sở chuẩn “đầu ra”, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo,... Để cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, UBND tỉnh Thái Bình đã ký Chương trình phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH về tăng cường hợp tác đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực qua đào tạo cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Sở LĐTB&XH đã xây dựng Kế hoạch để triển khai thực hiện, dự kiến đến năm 2025 sẽ hợp tác với các cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh cung ứng khoảng 65 nghìn lao động đã qua đào tạo cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Có cơ chế hợp tác giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp, người sử dụng lao động; gắn kết GDNN với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh và thị trường lao động; tổ chức thực hiện liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh và các cơ sở đào tạo nước ngoài để đào tạo nghề nghiệp cho người lao động,…

Nỗ lực tạo việc làm cho người lao động

Giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tỉnh Thái Bình đã xây dựng Kế hoạch hỗ trợ phát triển thị trường lao động của tỉnh đến năm 2030 để phục vụ phát triển KT- XH. Theo Ông Lê Văn Côn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Bình, Trung tâm tổ chức thông tin về thị trường lao động, tổ chức sàn giao dịch việc làm cho hàng nghìn lượt lao động. Từ phiên giao dịch đầu tiên vào tháng 12/2008, đến nay định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, sàn giao dịch việc làm Thái Bình đã kết nối thông tin cung - cầu lao động trực tiếp qua sàn và qua website “Người tìm việc - việc tìm người”, qua đó đã giới thiệu việc làm cho hàng nghìn lượt lao động. Theo thống kê, mỗi năm tỉnh Thái Bình tạo việc làm mới cho từ 34 nghìn lao động trở lên.

Trung tâm đã tổ chức tư vấn định hướng và đào tạo nghề cho 52.714 lượt lao động và học sinh các trường THPT. Trong 12 năm (2010 - 2022) Trung tâm đã tư vấn cho gần 1.000 lao động tham gia học nghề; Thống kê từ năm 1992 đến nay Trung tâm đã tư vấn và giới thiệu việc làm trong nước cho 90.000 người, tư vấn và giới thiệu xuất khẩu lao động cho 13.000 người.

Ông Côn cho biết, mục tiêu Trung tâm phấn đấu đến năm 2025 có 40% và năm 2030 có 45% lao động trong tỉnh được tư vấn và giới thiệu việc làm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo

Theo Ông Phí Ngọc Thành, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và doanh nghiệp, thời gian tới, Sở sẽ có những giải pháp thu hút người lao động nhất là lao động có trình độ cao về làm việc tại tỉnh; kết nối doanh nghiệp với các cơ sở GDNN; thu hút các trường đặc biệt là trường tư thục chất lượng cao hoặc có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh.

Đó là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề và nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như làn sóng đầu tư mới vào tỉnh. Điều đó sẽ góp phần nâng cao thứ hạng năng lực cạnh tranh, tăng điểm số, thứ bậc của chỉ số “Đào tạo lao động” cũng như Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thái Bình, ông Thành nhấn mạnh. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Đào tạo nhân lực bám sát nhu cầu thị trường lao động tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713608542 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713608542 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10