Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Thời gian qua, tỉnh Thái Bình tích cực hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh.
>>>Thái Bình: Đẩy mạnh thu hút FDI công nghệ cao thân thiện với môi trường
Số hóa để phát triển
Theo lãnh đạo Sở Công Thương Thái Bình: Toàn tỉnh hiện có hơn 7.300 doanh nghiệp, trong đó khoảng 40% doanh nghiệp có website để quảng bá thông tin, hình ảnh sản phẩm, 90% doanh nghiệp sử dụng email và các ứng dụng hỗ trợ giao tiếp như Viber, Facebook Messenger, Zalo để trao đổi, giao dịch với khách hàng. 50% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý và sản xuất, kinh doanh để phát triển giao dịch TMĐT mô hình B2B và B2C.
100% doanh nghiệp sử dụng chữ ký số trong khai báo thuế, hải quan và một số hệ thống chuyên ngành như ecosys... Đây là kết quả rất đáng ghi nhận trong quá trình số hóa và khai thác dữ liệu số phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thời gian qua, Sở Công Thương tích cực hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh. Từ nguồn ngân sách trung ương và của tỉnh, Sở đã hỗ trợ gần 100 doanh nghiệp xây dựng website riêng, bộ thương hiệu trực tuyến, phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng và xúc tiến bán hàng trực tuyến, hệ thống quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trực tuyến.
Đặc biệt, hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu, thông tin của các doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử uy tín. Sở cũng hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp kết nối sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trên các sàn thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, hỗ trợ xây dựng website, xây dựng và hỗ trợ các giải pháp công nghệ số cho doanh nghiệp như mã vạch, mã QR Code, chíp NFC, công nghệ blockchain... phục vụ truy xuất nguồn gốc, xuất xứ.
Trên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh ecthaibinh.com, Sở Công Thương xây dựng gần 300 gian hàng quảng bá miễn phí cho hơn 2000 sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh và liên kết quảng bá trên sàn TMĐT của các tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Hải Phòng, Nghệ An..., góp phần giúp các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với thông tin thị trường, giảm đáng kể thời gian, chi phí giao dịch, tiếp thị, phát triển quan hệ, tìm kiếm đối tác, giảm chi phí sản xuất, quản lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trước đó, ngày 21/3/2022, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Văn bản số 40/KH-UBND công bố Kế hoạch triển khai chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá rộng rãi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số.
>>>Khát vọng từ DDCI sẽ đưa Thái Bình phát triển mạnh mẽ
>>>Thái Bình: Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Liên Hà Thái
Từ việc đánh giá thông qua các chỉ số sẽ giúp các doanh nghiệp có những lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, hình thành bức tranh tổng thể về chuyển đổi số doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp số trong từng ngành, lĩnh vực phục vụ công tác quản lý và chính sách phát triển.
Bộ chỉ số khi được ban hành sẽ tạo lập được cơ sở dữ liệu chuyển đổi số với các thông tin, số liệu xác thực để giúp các cơ quan, đơn vị chức năng đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp, phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực, địa phương.
Văn bản cũng nêu rõ, Thái Bình sẽ triển khai áp dụng Bộ chỉ số cho 3 loại doanh nghiệp phân theo quy mô, cụ thể như chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa, áp dụng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh. Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn, áp dụng cho các doanh nghiệp lớn độc lập, không tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Cuối cùng là chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty, áp dụng cho các tập đoàn, tổng công ty hoặc doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Với việc công bố Chỉ số đánh giá, đồng thời hình thành và tổ chức hoạt động mạng lưới chuyên gia tư vấn, đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp, quyết định này đã hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp chuyển đổi số, tư vấn đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp, tham gia, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp.
…đến kết quả
Theo ông Nguyễn Văn Thi – Giám đốc sản xuất Công ty Sợ dệt Hương Sen comfort : Chuyển đổi số công nghệ một công ty đang đặt lên hàng đầu. Về đầu tư, công ty chọn những thiết bị máy móc hiện đại tiên tiến để phù hợp dây chuyền sản xuất để giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động giảm chi phí giá thành. Được biết, với diện tích nhà xưởng máy máy trên chục ha nhưng mỗi ca sản xuất công ty chỉ có khoảng 20 công nhân, bởi toàn bộ dây chuyền nhà máy được sử dụng máy móc hiện đại để cho ra chất lượng cao.
Theo ông Thi, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nên việc sử dụng sức lực của người công nhân bỏ ra rất ít . Tất cả đã được hỗ trợ bằng kỹ thuật máy móc. Từ đó nguồn thu nhập người lao động được đảm bảo, năng suất lao động được tăng đồng thời mức lương của người công nhân được tăng lên.
Theo ông Chu Bạch Dương - Đội trưởng Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế, Công ty Điện lực Thái Bình cho biết: Một trong những dấu ấn nổi bật trong lộ trình chuyển đổi số của Công ty Điện lực Thái Bình là việc đưa vào vận hành Trung tâm điều khiển xa; áp dụng chuyển đổi 9 TBA có người trực sang mô hình TBA không người trực và phát triển lưới điện theo hướng số hóa.
Trước kia, hồ sơ tài liệu các thiết bị trong trạm quản lý trên giấy thì khi thực hiện sang chuyển đổi số, các cơ sở dữ liệu quản lý kỹ thuật được đồng bộ về hệ thống thiết bị lưới điện như phần mềm PMIS, GIS... Ngoài chức năng quản lý toàn bộ lý lịch thiết bị, chương trình PMIS, GIS còn hỗ trợ truy xuất các thông số đo đếm, các thông số vận hành trực tuyến của trạm.
Để chương trình PMIS có thể xuất ra các báo cáo hoặc số liệu theo số hóa, cập nhật dữ liệu vào chương trình, ngành điện đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân, tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, sử dụng thành thạo và hoàn thành nhiệm vụ trong công tác quản lý vận hành. Các TBA 110kV sau khi chuyển sang chế độ không người trực từng thiết bị như MBA, MC, DCL, TU, TI, Relay... đều được cập nhật chính xác thông tin, “hồ sơ lý lịch”, lịch sử vận hành trong phần mềm số hóa. Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi số công tác quản lý vận hành lưới điện, đưa lưới điện từ không gian thực vào không gian số.
Theo ông Dương, thời gian tới, Công ty Điện lực Thái Bình tiếp tục đẩy mạnh lộ trình số hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, vận hành nhằm phát huy hiệu quả công tác chuyển đổi số theo định hướng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Theo ông Đỗ Văn Vẻ - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình: Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực. Chính dịch COVID-19 đang và sẽ tiếp tục tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước, nhất là phát triển các mô hình kinh doanh phi tiếp xúc truyền thống, hội họp trực tuyến, điều hành từ xa, thương mại điện tử…
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình: Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu trong tiến trình phát triển chung của xã hội. Vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 02 về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với quyết tâm tạo đột phá phát triển, đổi mới căn bản, toàn diện sẽ đưa Thái Bình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể bạn quan tâm