Thái Bình: Dồn lực gỡ “thẻ vàng” IUU

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Thái Bình đang quyết tâm giảm thiểu những hạn chế, thiếu sót trong kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên biển của ngư dân.

>>>Nam Định: Quy trách nhiệm cho người đứng đầu nếu tàu cá của địa phương vi phạm khai thác IUU

>>>Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm khai thác IUU

Đến tháng 5/2023 hoàn thành đăng kiểm 100% tàu cá

Trước đó, tháng 4/2022, Tổng cục Thủy sản đã kiểm tra việc thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Thái Bình và chỉ ra nhiều điểm tồn tại, hạn chế như: không có hồ sơ truy xuất để thực hiện quy trình kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản từ khai thác bốc dỡ qua cảng; sổ theo dõi tàu cá ra vào cảng không thống nhất với số liệu của Văn phòng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá; ghi chép, nộp báo cáo, nhật ký khai thác không đảm bảo theo quy định; chưa sử dụng cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia, danh sách tàu cá khai thác IUU, hệ thống giám sát tàu cá để thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU tại cảng cá…

Ngoài ra, Tổng cục Thủy sản còn cho rằng việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao giữa tổ chức quản lý cảng cá và Văn phòng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại Thái Bình chưa hiệu quả.

việc thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Thái Bình và chỉ ra nhiều điểm tồn tại, hạn chế

Việc thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Thái Bình và chỉ ra nhiều điểm tồn tại, hạn chế

Để cùng cả nước gỡ “thẻ vàng”, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành các kế hoạch lộ trình thực hiện cụ thể giao cho các sở, ngành và các địa phương cùng thực hiện.

Cụ thể, UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu đến tháng 5/2023 các ngành chức năng phối hợp với các địa phương phải hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá VMS theo quy định, đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng; đồng thời cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia; loại bỏ, xóa tên ra khỏi danh sách tàu cá của tỉnh đối với các loại tàu cá đã bán, chuyển nhượng ra ngoài tỉnh nhưng không làm thủ tục xóa đăng ký.

Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến, bảo đảm có đầy đủ giấy tờ, trang thiết bị theo quy định. Tổ chức giám sát và truy xuất nguồn gốc 100% sản lượng thủy sản khai thác được bốc dỡ trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm 100% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải cập cảng chỉ định, thuyền trưởng phải thông báo trước một giờ khi cập cảng. Khi cập cảng và thực hiện ghi, nộp nhật ký khai thác theo quy định; kiểm tra, đối chiếu thông tin trong nhật ký khai thác bảo đảm phù hợp với dữ liệu giám sát tàu cá.

Ngoài ra, Thái Bình sẽ thực hiện gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương nhất là cấp xã, thị trấn nếu để xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Bên cạnh đó, Thái Bình sẽ mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên ngành, liên tỉnh và xử phạt nghiêm hành vi khai thác IUU. Đồng thời, tổ chức xác minh, xử lý 100% tàu cá không duy trì kết nối thiết bị VMS; cập nhật 100% kết quả xử phạt hành vi khai thác IUU vào phần mềm theo dõi, quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực thủy sản.

Vẫn còn nhiều khó khăn

>>>EC khuyến nghị Việt Nam cần những quy định pháp luật nghiêm ngặt chống khai thác IUU

>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kiên quyết ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm quy định về chống khai thác IUU

Theo báo cáo của Chi cục Thuỷ sản Thái Bình, tính đến tháng 3/2023, Thái Bình có 763 tàu cá đã được đăng ký và nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase với tổng công suất trên 105.100 kW. Trong đó có 182 tàu có chiều dài trên 15m khai thác vùng khơi, 220 tàu có chiều dài từ 12 đến 15m khai thác vùng lộng và 361 tàu có chiều dài từ 6 đến dưới 12 mét khai thác vùng bờ. Đến nay đã có 174/182 tàu cá đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (đạt 95,6%); có 692/763 tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản (đạt 90,69%). Qua kiểm soát, từ đầu năm 2023 đến nay có trên 20.900 lượt tàu cá xuất bến, cập bến tại cảng cá Cửa Lân và cảng cá Tân Sơn được kiểm tra, kiểm soát; sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng trên 11.000 tấn.

Để cùng cả nước gỡ “thẻ vàng”, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành các kế hoạch lộ trình thực hiện cụ thể giao cho các sở, ngành và các địa phương cùng thực hiện.

Để cùng cả nước gỡ “thẻ vàng”, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành các kế hoạch lộ trình thực hiện cụ thể giao cho các sở, ngành và các địa phương cùng thực hiện.

Sau gần 1 khắc phục đến nay việc quản lý cảng cá, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã ghi nhận nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Giang - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thái Bình, mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp, nỗ lực cùng với cả nước chuyển từ “thẻ vàng” IUU sang “thẻ xanh”, song tỉnh Thái Bình vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc xác minh, củng cố hồ sơ, xử lý vi phạm tàu cá vượt ranh giới biển, ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình khó khăn do không tìm được chứng cứ. Bên cạnh đó là ý thức của ngư dân trong việc ghi chép nhật ký khai thác thủy sản vẫn chưa cao, không ghi chép đầy đủ theo quy định.

Đặc biệt là cơ sở hạ tầng cảng cá của Thái Bình đã xuống cấp. Hiện, tỉnh Thái Bình có 1 cảng cá loại I, có 2 cảng cá loại II, trong đó cảng cá Cửa Lân có quy mô bốc dỡ 15.000 tấn/năm, chỉ đáp ứng 20% so với nhu cầu thực tế. Cảng cá Tân Sơn chưa đủ điều kiện công bố mở cảng, luồng lạch ra vào bị bồi lắng, khó khăn cho tàu cá ra vào cảng, đặc biệt là tàu có công suất, chiều dài lớn dẫn đến khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc thủy sản qua cảng

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, sau hơn 5 năm nỗ lực, trải qua 3 lần thanh tra, EC đã khẳng định quá trình gỡ “thẻ vàng” của Việt Nam đang đi đúng hướng, cải thiện tích cực. Tuy nhiên, để gỡ "thẻ vàng" thì vẫn chưa đạt được những yêu cầu của EC đề ra. Thậm chí, có những giai đoạn nguy cơ “thẻ đỏ” cận kề. Quyết định 81/QĐ-TTg thể hiện sự quyết tâm trong việc triển khai kế hoạch 180 ngày cao điểm hành động chống khai thác IUU, tháo gỡ “thẻ vàng” khi EC tiến hành thanh tra lần thứ 4 vào tháng 6/2023 tới. Tất cả nội dung của Quyết định đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trên cơ sở đóng góp ý kiến của các bộ, ngành và các địa phương. Trong đó rất nhiều nhiệm vụ yêu cầu phải đạt 100%.

“Thẻ vàng” ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu thủy sản. Trước đây, khi xuất khẩu thủy sản sang châu Âu, thủ tục chỉ mất 1-3 ngày, bây giờ 2-3 tuần. Không những thế còn ảnh hưởng đến vị thế của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Nếu không gỡ được “thẻ vàng” sẽ ảnh hưởng đến đời sống ngư dân, ảnh hưởng đến ngành thủy sản, vị thế của đất nước. Không cách nào khác, chúng ta phải thực thi nghiêm các quy định quốc tế, hướng đến việc khai thác bền vững – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Dồn lực gỡ “thẻ vàng” IUU tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714083500 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714083500 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10