Thái Bình: Giải phóng mặt bằng - “chìa khóa” thu hút đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn Xác định GPMB “chìa khóa” thu hút đầu tư, thời gian qua địa phương đã quyết liệt trong công tác GPMB, sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để các dự án triển khai đúng tiến độ.

>>> Thái Bình: Tạo dư địa phát triển mới để bứt phá vươn lên mạnh mẽ

Từ quyết liệt...

Ông Phạm Cao Quân - Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà - Thái Bình cho biết: Giải phóng mặt bằng (GPMB) là chìa khóa và là yếu tố quyết định đến tiến độ thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư. Như dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Thống Nhất do Công ty TNHH PHT Hoa Việt làm chủ đầu tư chẳng hạn. Chỉ trong thời gian ngắn, công tác GPMB được chính quyền, người dân, doanh nghiệp thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện và hài hòa lợi ích các bên, giúp Công ty nhanh chóng hoàn thiện xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào hoạt động với tổng mức đầu tư 218 tỷ đồng. Do đó, chúng tôi tiếp tục dồn sức thực hiện công tác GPMB với tinh thần quyết liệt, đồng bộ; kiên quyết cưỡng chế đối với những trường hợp cố tình chây ỳ, vi phạm, có chính sách khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích trong công tác GPMB. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong CCHC giúp người dân, doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ GPMB.

Cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Thống Nhất (ảnh báo Thái Bình)

Cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Thống Nhất (ảnh báo Thái Bình)

Theo ông Quân, 3 tháng đầu năm 2023, Hưng Hà đã phê duyệt 11 phương án bồi thường, hỗ trợ, GPMB với tổng diện tích thu hồi 41.512m2 đất, số tiền bồi thường, hỗ trợ 8,308 tỷ đồng. Đến nay đã có 7/11 cụm công nghiệp có quyết định thành lập và phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 với tổng diện tích 282,82ha; riêng cụm công nghiệp Văn Lang đang hoàn thiện quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 với diện tích 70ha; UBND huyện đã có văn bản đề nghị tỉnh bổ sung 3 cụm công nghiệp Việt Bắc, Đông Đô, Đô Kỳ vào phương án phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình. 

Bà Nguyễn Thị Hảo - Giám đốc Công ty cho biết: Sau khi điều chỉnh quy hoạch theo Quyết định số 945/QĐ-UBND, ngày 4/5/2022 của UBND tỉnh Thái Bình về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, các hộ có đất đai, tài sản, cây trồng trong diện quy hoạch phục vụ xây dựng cụm công nghiệp Thống Nhất đã đồng thuận nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng, chiếm tỷ lệ 96,97%, nhờ đó Công ty hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng theo đúng kế hoạch đã đề ra.

...đến “chìa khóa”

Theo ông Phạm Ngọc Kế  - Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải cho biết: Công tác GPMB chính là “chìa khóa” không chỉ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị mà còn tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, UBND huyện tập trung chỉ đạo các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ GPMB chủ động xây dựng kế hoạch, phương án GPMB theo tiến độ đầu tư hàng năm, bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng, đúng quy định của nhà nước. Các chủ trương đầu tư, kế hoạch, phương án, chính sách GPMB được công khai, thông tin rộng rãi cho cán bộ, nhân dân biết nhằm tạo sự đồng thuận và tự giác chấp hành. Đồng thời, phát huy quy chế dân chủ, thực hiện tốt công tác dân vận trong GPMB.

Trước mỗi dự án liên quan đến GPMB, huyện thông báo công khai quy hoạch chi tiết dự án trên hệ thống loa phát thanh, tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố nơi có dự án đi qua. Quá trình kiểm đếm được giám sát chặt chẽ, chi tiết; bản dự thảo áp giá đền bù được thực hiện công khai, gửi đến từng hộ để các hộ xem và ký xác nhận. Về việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư, lãnh đạo huyện cùng các sở, ngành có liên quan của tỉnh, huyện nhiều lần tổ chức đối thoại với những trường hợp ảnh hưởng của dự án; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân. Qua đối thoại, những vấn đề người dân nêu ra hợp lý đều được huyện Tiền Hải chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bảo đảm quyền lợi cho các hộ gia đình được đền bù, giải tỏa. Khi có kiến nghị, thắc mắc, các thành viên của tổ công tác GPMB đến từng gia đình để tiếp thu, đối thoại, giải đáp kịp thời. Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của người dân trong công tác GPMB nên các công trình, dự án được triển khai trên địa bàn huyện cơ bản hoàn thành và bảo đảm tiến độ đề ra.

Hạ tầng khu công nghiệp Tiền Hải được đầu tư đồng bộ (ảnh báo Thái Bình)

Hạ tầng khu công nghiệp Tiền Hải được đầu tư đồng bộ (ảnh báo Thái Bình)

Năm 2022, huyện Tiền Hải đã thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với 42 dự án; tổng diện tích thu hồi gần 110ha của 800 hộ gia đình, cá nhân, tổng số tiền chi trả bồi thường, hỗ trợ GPMB trên 144 tỷ đồng. Quý I/2023 đã có 8 dự án được phê duyệt, diện tích trên 3.000m2 của 180 hộ gia đình, cá nhân với tổng số tiền 24 tỷ đồng, 4 dự án đang trình thẩm định. Trong đó, nhiều dự án lớn đang được huyện tập trung chỉ đạo như dự án khu công nghiệp Hải Long tổng diện tích gần 297ha trên địa bàn các xã: Đông Trà, Đông Long, Đông Xuyên. Hiện Trung tâm Phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Tiền Hải đang tích cực phối hợp với UBND xã Đông Trà triển khai GPMB giai đoạn 1 với 30,6ha. 

Ông Chu Bảo Lộc - Chủ tịch UBND xã Đông Trà cho biết: Xác định đây là nhiệm vụ chính trị lớn và rất quan trọng đối với địa phương, trong đó yếu tố quyết định thành công là sự đồng thuận của người dân. Vì vậy, công tác tuyên truyền được cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể của xã và 2 thôn Tân Hải, Thành Long tích cực thực hiện bằng nhiều hình thức; bảo đảm công khai thông tin để người dân hiểu đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của họ về GPMB. Hiện xã đang tập trung phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan của huyện rà soát, thống kê diện tích đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản thuộc phạm vi dự án của 319 hộ gia đình, cá nhân.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tiền Hải có tổng diện tích 466ha; trong đó, phần diện tích mở rộng do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư cần GPMB trên 276ha. 

Ông Bùi Đức Thàn - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Tiền Hải cho biết: Thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Trung tâm đã phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu, trình UBND huyện phê duyệt 34 phương án GPMB, diện tích 225,7ha của 1.678 hộ gia đình, cá nhân với tổng số tiền 295 tỷ đồng. Qua đó góp phần thu hút nhiều doanh nghiệp FDI vào đầu tư xây dựng nhà máy phát triển sản xuất, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài tỉnh; cũng như tăng nguồn thu cho ngân sách. Phần diện tích còn lại 50,66ha đang được Trung tâm phối hợp đẩy nhanh tiến độ GPMB.

Dây chuyền sản xuất của Công ty Toyoda Gosei Thái Bình (ảnh báo Thái Bình)

Dây chuyền sản xuất của Công ty Toyoda Gosei Thái Bình (ảnh báo Thái Bình)

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân có đất bị thu hồi, đến nay các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Bình cơ bản đều đã GPMB đúng tiến độ, không làm ảnh hưởng đến việc triển khai dự án. Đây là tiền đề quan trọng cho việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Giải phóng mặt bằng - “chìa khóa” thu hút đầu tư tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714059379 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714059379 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10