Thái Nguyên là một trong những địa phương tiên phong, đứng tốp đầu cả nước về chuyển đổi số, góp phần sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền số - kinh tế số - xã hội số.
>>> Thái Nguyên: Tìm giải pháp nâng cao chỉ số Đào tạo lao động
Coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm
Theo ông Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, nhận thức được tầm quan trọng của Cách mạng công nghiệp 4.0, sự lên ngôi của khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên số, thực hiện theo chủ trương, nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 31/12/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Với việc ban hành Nghị quyết này, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên ban hành Nghị quyết về CĐS; Ngày CĐS của tỉnh.
Cùng với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh CCHC, tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư... Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy coi công tác CĐS là một trong những nhiệm vụ chính trị trong tâm của cả nhiệm kỳ. Nhờ sự quyết liệt này, bằng những cách làm sáng tạo, đột phá, theo báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ CĐS năm 2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tỉnh Thái Nguyên là tỉnh liên tiếp 2 năm liền đứng vị trí thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số DTI.
Đồng thời, là một trong 10 địa phương dẫn đầu về hạ tầng số. Mạng truyền số liệu dùng chung của cơ quan Đảng, Nhà nước được kết nối 4 cấp hành chính, thông suốt đến 100% đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong toàn tỉnh). Thái Nguyên cũng là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông minh IOC thành phố Sông Công.
Đến nay, Thái Nguyên đã thành lập trên 2.225 tổ công nghệ cộng đồng với gần 15.000 thành viên nòng cốt để hỗ trợ CĐS cho người dân; Ứng dụng C Thái Nguyên đã có khoảng 250.000 người cài đặt và sử dụng; trên 70.000 người cài đặt, sử dụng ứng dụng Thái Nguyên ID để kết nối doanh nghiệp và người lao động; 140.000 hộ dân được tạo tài khoản để đưa thông tin lên mạng.
Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng, toàn tỉnh đã triển khai 107 chợ 4.0, chợ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh bằng nhiều cách làm cụ thể, sáng tạo đã phát huy hiệu quả tích cực, ngày nay, ở các huyện miền núi, đi chợ mua rau cũng trả tiền bằng quét mã QR, góp phần xây dựng xã hội số, kinh tế số theo mục tiêu chương trình CĐS trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, khi xác định CĐS là một trong những khâu đột phá, nên các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất ủng hộ và hưởng ứng rất mạnh mẽ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 324 doanh nghiệp công nghệ số, đem lại tổng doanh thu kinh tế số đạt gần 26 tỷ USD. Từ thành tựu bước đầu của CĐS, gắn với những đột phá chiến lược, liên tiếp các năm qua, tốc độ tăng GRDP của Thái Nguyên luôn đạt mức khá cao.
Xác định CĐS trên cả 03 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, thời gian qua, tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, Hệ thống quản lý văn bản đi đến và điều hành của tỉnh đã triển khai tại 48 sở, ban, ngành; 08 đơn vị cấp huyện (TP.Thái Nguyên dùng Hệ thống riêng) và 100% xã, phường, thị trấn trực thuộc với tổng số 12.026 tài khoản người dùng.
Trong phát triển kinh tế số, theo thống kê, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP của tỉnh năm 2023 là 31,4%; đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố cả nước. Đồng hành với doanh nghiệp, thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai hỗ trợ tư vấn CĐS, ứng dụng công nghệ và các giải pháp trên nền tảng số cho các DNNVV.
Sở đã phối hợp với các nhà cung cấp giải pháp triển khai hỗ trợ cho 1.849 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng các nền tảng số; tổ chức đào tạo, tập huấn về CĐS, ứng dụng, khai thác nền tảng số cho hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với việc triển khai hệ thống hóa đơn điện tử, tính đến nay đã có 519/653 (đạt 79,48%) doanh nghiệp, hộ kinh doanh triển khai áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 03 doanh nghiệp viễn thông là Viettel, VNPT và Mobifone đã triển khai dịch vụ Mobile-Money, đến nay có gần 435.000 khách hàng với trên 9.300 điểm thanh toán.
Với mục tiêu xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030, song song với sự đầu tư, phát triển và ứng dụng CNTT ở các ngành, các lĩnh vực, tỉnh chú trọng đến phát triển công nghiệp CNTT. Hiện nay, tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung Khu CNTT tập trung Yên Bình - giai đoạn 1 với quy mô 200ha. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, tỉnh đang ưu tiên triển khai các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn trong năm 2024, mũi nhọn là công nghiệp bán dẫn, chế tạo, điện tử...;
>>> Tỉnh Thái Nguyên tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư
>>> Thái Nguyên: Cải cách hành chính tạo sự hài lòng người dân và doanh nghiệp
Trên trụ cột xã hội số, với mục tiêu công dân, doanh nghiệp là trung tâm để CĐS và phát triển dịch vụ thông minh, tỉnh đã xây dựng và triển khai các nền tảng, ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch… nhằm phát triển nền tảng xã hội số kết nối dịch vụ hành chính công, góp phần tích cực vào công tác CĐS.
Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng cho các hệ thống phục vụ chính quyền điện tử, chính quyền số luôn được chú trọng và thực hiện thường xuyên, tăng cường.
Tỉnh hoàn thành tích hợp 53/53 Dịch vụ công thiết yếu trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo 04 tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống” để khai thác dữ liệu theo đúng tiến độ của các bộ, ngành, trung ương. Ông Hùng chia sẻ.
Chuyển đổi số trong ngành lao động
Chia sẻ về công tác thực hiện chuyển đổi số, bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên chia sẻ, Sở đã tham mưu UBND tỉnh, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực hiện điển tử tỉnh Thái Nguyên ban hành 03 Kế hoạch để triển khai thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Đối với 53 Dịch vụ công thiết yếu: Đã hoàn thành kết nối, tiếp nhận thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên cổng dịch vụ công quốc gia, đến nay đã thực hiện tiếp nhận 6.271 hồ sơ, trong đó 4.856 hồ sơ đã trả kết quả, 273 hồ sơ đang giải quyết, 1.142 hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết (do sổ BHXH ghi thông tin đóng Bảo hiểm chưa đúng; thông tin cá nhân sai...); Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện đồng bộ hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với phần mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội để thực hiện liên thông nhóm TTHC.
Về pháp lý thúc đẩy: Mô hình số 06: Quản lý chương trình an sinh xã hội thông qua VneID: Về làm sạch dữ liệu an sinh xã hội: Sở đã thực hiện đối khớp, làm sạch với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với 41.443/41.443 dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội; 100% dữ liệu người có công hưởng trợ cấp thường xuyên, 266.642/321.900 thông tin trẻ em trên phần mềm quản lý trẻ em. Hiện nay Sở đã thực hiện nhập và quản lý dữ liệu đối với 88.561 dữ liệu nhân khẩu hộ nghèo, hộ cận nghèo trên phần mềm quản lý dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, gửi dữ liệu về Văn phòng quốc gia giảm nghèo bền vững - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để đối khớp thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thực hiện chi trả không dùng tiền mặt: Tổng số đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã được tạo tài khoản An sinh xã hội là 73.134 đối tượng đạt 91,08%; Số đối tượng đã được chi trả qua tài khoản của đối tượng và các tài khoản uỷ quyền là: 49.480/60.801 đối tượng đạt 81,3%, trong đó: 35.562/41.438 đối tượng bảo trợ xã hội (đạt 85,4%); 13.918/19.178 người có công trên địa bàn 09 huyện, thành phố đạt 72,5%.
Mô hình số 15: Phân tích tình hình lao động Thực hiện nhập dữ liệu cung - cầu lao động trên phần mềm quản lý nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên. Sở Lao động đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 176/KHUBND ngày 04/10/2023 về thu thập, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2023 – 2025. Kết quả toàn tỉnh đã thu thập thông tin của 873.427 người lao động, tiến hành nhập thông tin vào phần mềm trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư 759.696 lao động.
Trong quá trình triển khai, thực hiện CĐS Ngành Lao động cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Hiện chưa có hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc cập nhật dữ liệu an sinh xã hội lên Vneid; Hệ thống IOC của tỉnh đang thực hiện nâng cấp, dữ liệu về người lao động trên địa bàn tỉnh sau khi thu thập chưa thể cập nhật lên IOC tỉnh.
Đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội nhận trợ cấp hàng tháng đa phần là người cao tuổi, người yếu thế trong xã hội hạn chế trong sử dụng điện thoại thông minh, còn một số đối tượng có tâm lý ngại sử dụng tài khoản vì quen dùng tiền mặt. Phí để duy trì tài khoản còn khá cao so với kinh phí nhận trợ cấp hàng tháng của đối tượng.
Đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội, an sinh xã hội là đối tượng yếu thế, đa phần hạn chế về tư duy và giao tiếp xã hội nên việc tuyên truyền để người dân hưởng ứng tạo tài khoản số còn gặp nhiều khó khăn; Một số đối tượng không đủ điều kiện tạo được tài khoản số do không có mặt tại địa phương; thiếu các điều kiện mở tài khoản số (không có số điện thoại, hạn chế về nhận thức...). Bà Hương cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Thái Nguyên: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phát triển Khoa học và Công nghệ
16:09, 15/05/2024
PCI Thái Nguyên 2023: Doanh nghiệp đánh giá thế nào?
15:11, 13/05/2024
Tỉnh Thái Nguyên: Đồng hành cùng doanh nghiệp
19:20, 05/05/2024
Tháng cao điểm kết nối cung - cầu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2024
19:28, 24/04/2024
Tỉnh Thái Nguyên Top đầu thu hút đầu tư FDI quý 1/2024
07:46, 15/04/2024