Tham vọng của Central Pattana ở Việt Nam

NGUYỄN CHUẨN 24/02/2024 02:00

Với một thị trường bất động sản bán lẻ được đánh giá là trọng điểm ở Đông Nam Á, nơi các đơn vị bán lẻ quốc tế mở rộng, Việt Nam có thể tiếp tục sẽ là điểm đến cho tham vọng của người Thái?

>>>Tham vọng dẫn đầu của Central Retail tại Việt Nam

Mới đây, Central Pattana, nhà phát triển bất động sản bán lẻ lớn nhất Thái Lan, tập trung vào các dịch vụ mua sắm cao cấp, đã thành lập công ty con 100% vốn tại Việt Nam mang tên Công ty TNHH CPN Global Việt Nam.

Central Pattana, nhà phát triển bất động sản bán lẻ lớn nhất Thái Lan, thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

Central Pattana, nhà phát triển bất động sản bán lẻ lớn nhất Thái Lan, thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

Theo hồ sơ của Central Pattana với Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan, công ty tại Việt Nam có vốn đăng ký 20 tỷ đồng (815.578 USD), hoạt động trong lĩnh vực quản lý bất động sản, chuyên về việc thực hiện các dự án của gã khổng lồ bất động sản bán lẻ Thái Lan tại Việt Nam.

Central Pattana (CPN), một công ty con được niêm yết của Central Group do gia đình tỷ phú Chirathivat quản lý, cũng đồng thời là tập đoàn điều hành Central Retail, được coi là nhà phát triển bất động sản bán lẻ lớn nhất Thái Lan.

Tính đến cuối năm 2023, CPN quản lý tổng cộng 39 dự án trong đó: 37 trung tâm mua sắm, bao gồm 15 dự án ở Bangkok và các khu vực lân cận, 21 dự án ở các tỉnh và một dự án ở Malaysia. Ngoài ra, công ty cũng quản lý 17 trung tâm thương mại cộng đồng với tổng diện tích cho thuê ròng là 2,3 triệu mét vuông. Họ cũng đang quản lý 33 khu ẩm thực, 10 tòa nhà văn phòng, 8 khách sạn và 30 dự án khu dân cư bao gồm cả chung cư tại Thái Lan.

Đầu năm ngoái, Central Pattana đã lên kế hoạch đầu tư 120 tỷ baht (3,6 tỷ USD) trong vòng 5 năm tới để mở rộng số lượng trung tâm mua sắm, dự án khu dân cư, cao ốc văn phòng và khách sạn ở trong và ngoài nước.

Thời điểm đó, Central Pattana đặt mục tiêu mở rộng ở Thái Lan và các nước khác để tăng số lượng trung tâm mua sắm từ 32 lên 50, các dự án khu dân cư từ 22 lên 68 và các tòa nhà văn phòng từ 10 lên 13. Công ty cũng có kế hoạch tăng số lượng khách sạn từ hai lên 37 ở hơn 30 tỉnh trong nước và các nước khác.

Theo kế hoạch, Central Pattana sẽ tập trung vào Malaysia và Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài và có kế hoạch nhân rộng sáng kiến phát triển khu phức hợp do bán lẻ dẫn đầu. Rõ ràng, những điểm tương đồng về văn hóa, liên kết thương mại và hành vi của người tiêu dùng là một trong những yếu tố khiến Central Pattana xem xét đầu tư vào các nước láng giềng.

Như vậy là, cùng với kế hoạch mở rộng các hoạt động kinh doanh của Central Retail, một đơn vị khác của Central Group, tại Việt Nam với nguồn vốn đầu tư lên tới 100 tỷ baht (3,03 tỷ USD), người ta có thể sẽ được chứng kiến những dấu chân tham vọng của người Thái tại thị trường bất động sản bán lẻ tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới.

>>>Có gì trong “kế hoạch 5 năm” của Central Retail ở Việt Nam?

>>>“Ông lớn” Thái Lan nhắm đến việc mở rộng ở Việt Nam

Thách thức cho người Thái?

Tuy nhiên, với một thị trường bất động sản bán lẻ đang được đánh giá là trọng điểm ở Đông Nam Á, nơi để các đơn vị bán lẻ quốc tế mở rộng hoạt động, có thể sẽ có không ít những thách thức với gã khổng lồ Thái Lan.

cạnh tranh ở phân khúc đại siêu thị và trung tâm mua sắm tại Việt Nam đang ngày càng gay gắt.

Sự cạnh tranh ở phân khúc đại siêu thị và trung tâm mua sắm tại Việt Nam đang ngày càng gay gắt.

Theo các chuyên gia phân tích, cạnh tranh ở phân khúc đại siêu thị và trung tâm mua sắm tại Việt Nam đang ngày càng gay gắt. Trong những năm gần đây, các nhà bán lẻ trong và ngoài nước đã tích cực tham gia vào nhiều dự án phát triển trung tâm mua sắm tại Việt Nam, với dự báo sẽ sớm tăng cường đầu tư vào thị trường.

Tập đoàn Trường Hải (THACO) gần đây mới khai trương siêu thị Emart tại quận Gò Vấp, TP.HCM, rộng 10.500m2. Một công ty con khác của THACO là Công ty Cổ phần Đại Quang Minh cũng được chấp thuận xây dựng trung tâm thương mại, mua sắm trên khu đất rộng 2,4 ha tại quận Tây Hồ, Hà Nội. Sự phát triển này sẽ nâng tổng số cửa hàng Emart của THACO lên 10 vào năm 2025.

Vincom Retail, nhà điều hành trung tâm mua sắm lớn nhất Việt Nam, hiện cũng đang sở hữu 5 cửa hàng bách hóa có diện tích hơn 10.000 mét vuông. Họ cũng điều hành 7 trung tâm mua sắm ở phân khúc trung tâm ở khu vực đông dân cư. Ngoài ra, Vincom Retail cũng vận hành các cửa hàng ở một số phân khúc nhỏ hơn.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc mới đây cũng đã khai trương tổ hợp trung tâm mua sắm, khách sạn và căn hộ rộng 350.000 mét vuông ở Hồ Tây, Lotte Mall West Lake, vào quý 3 năm 2023. Họ hiện đang vận hành 19 trung tâm thương mại khác tại Việt Nam.

Một “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản bán lẻ là AEON của Nhật Bản cũng đang đầu tư mở rộng mạnh mẽ tại Việt Nam. AEON hiện đang vận hành 6 đại siêu thị trên toàn quốc và có kế hoạch tăng tổng số cửa hàng bách hóa lên 20 trong những năm tới.

Có thể thấy, trong một thị trường bất động sản bán lẻ đầy tiềm năng như Việt Nam, với hàng loạt những người chơi lớn đến từ trong và ngoài nước, dù đang có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn mẹ khổng lồ như Central Group, có thể sẽ có không ít những thách thức cho chiến lược và kế hoạch phát triển của Central Pattana tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường bán lẻ còn nhiều tiềm năng

    Thị trường bán lẻ còn nhiều tiềm năng

    03:00, 23/02/2024

  • Xu thế phát triển đa kênh giữ ngành bán lẻ ổn định

    Xu thế phát triển đa kênh giữ ngành bán lẻ ổn định

    02:30, 01/02/2024

  • Cú bắt tay giữa An Trung Industries và hãng bán lẻ khổng lồ Costco

    Cú bắt tay giữa An Trung Industries và hãng bán lẻ khổng lồ Costco

    10:43, 21/02/2024

  • Triển vọng nào cho thị trường bán lẻ Hà Nội?

    Triển vọng nào cho thị trường bán lẻ Hà Nội?

    05:00, 27/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tham vọng của Central Pattana ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO