Tham vọng nào của Trung Quốc sau những hợp đồng tài trợ triệu USD cho World Cup 2018?

Việt Nga 06/07/2018 15:00

Mặc dù đội tuyển Trung Quốc không hề góp mặt trong World Cup 2018, những cái tên đến từ quốc gia này đang cho thấy sức mạnh phủ sóng toàn cầu với những hợp đồng truyền thông hàng triệu USD.

World Cup 2018 đã bước vào vòng đấu loại trực tiếp, kết thúc loạt trận đã xác định được 8 đội xuất sắc nhất lọt vào tứ kết. Những trận đấu tới hứa hẹn nhiều giây phút gay cấn và hồi hộp hơn cho đến khi tìm ra được chủ nhân của danh hiệu vô địch.

Tại World Cup lần này, người xem không chỉ bị lôi cuốn bởi những đường chuyền đẹp mắt, mà họ, dù muốn hay không vẫn dồn sự chú ý tới những tấm biển quảng cáo xung quanh với đồ họa và cách thể hiện đầy hấp dẫn. Không ít lần trong mỗi trận đấu, người ta có thể thấy hình ảnh chiếc ô tô chạy vòng quanh và đặc biệt là sự xuất hiện lạ lẫm của những cái tên Trung Quốc.

Chiến lược hướng ngoại của các doanh nghiệp đại lục

Chưa bao giờ, các thương hiệu đến từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này lại xuất hiện “ngập tràn” như tại mùa World Cup này. Xung quanh các sân vận động, rất nhiều biển quảng cáo có logo đến từ Trung Quốc với những cái tên lớn như tập đoàn đa ngành Wanda, công ty sản xuất điện tử Hisense, hãng sản xuất điện thoại thông minh Vivo hay tập đoàn bơ sữa lớn nhất Trung Quốc Mengniu.

Wanda là doanh nghiệp đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến lúc này của Trung Quốc trở thành đối tác cao cấp nhất của FIFA. Theo số liệu ước tính, Wanda chi khoảng 120 triệu USD để giành được quyền lợi cho đối tác cao cấp. Các doanh nghiệp khác như Hisense, Vivo và Mengniu đã trả ít nhất 68 triệu USD để giành quyền lợi cho các đối tác cấp hai.

Chia sẻ trên Global Times, Hisense không hề giấu giếm tham vọng khi đầu tư phát triển thương hiệu thông qua World Cup 2018: "Chúng tôi tin rằng việc tài trợ có tác dụng lớn trong việc nâng cao nhận thức thương hiệu toàn cầu cũng như giá trị kinh tế, giúp Hisense trở thành thương hiệu quốc tế thực sự".

Giống Hisense, tập đoàn các chế phẩm sữa Mengniu từng chia sẻ trên trang chủ World Cup 2018 rằng việc tài trợ "mang đến cho chúng tôi một cơ hội lớn để tiếp cận thị trường toàn cầu, quan trọng hơn, giới thiệu nền công nghiệp sữa Trung Quốc ra toàn thế giới". Nhãn hiệu của Mengniu sẽ xuất hiện trên mọi kênh quảng bá của FIFA, bao gồm các kênh kỹ thuật số, bảng điện tử hay vé.

ập đoàn bơ sữa lớn nhất Trung Quốc Mengniu là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho FIFA

Các doanh nghiệp Trung Quốc đồng hành cùng World Cup 2018 với tư cách nhà tài trợ lớn nhất.

Zhang Jiayuan, đại diện của Quỹ đầu tư Ransenhuizhi tại Bắc Kinh lý giải: "Lý do chính dẫn tới sự xuất hiện của các doanh nghiệp Trung Quốc tại giải đấu năm nay nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc phát triển văn hóa và kinh tế thể thao kể từ năm 2014. Ví dụ như việc cho phép các đơn vị ngoài quốc doanh nắm bản quyền phát sóng của các sự kiện thể thao".

"Họ nắm bắt được thời cơ đầu tư tuyệt vời" - Zhang nhấn mạnh việc Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng chiến lược "hướng ngoại" thông qua việc đầu tư vào World Cup 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Pháp vs Uruguay: Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

    13:34, 06/07/2018

  • Nhận diện nhà vô địch World Cup

    05:18, 06/07/2018

  • Tổng quan vòng 1/8 World Cup: Phòng ngự lên ngôi

    11:08, 05/07/2018

Một mũi tên trúng nhiều đích

Dĩ nhiên, không có gì là không có mục đích, nhất là trong trường hợp những hợp đồng tài trợ hàng triệu đô như vậy.

Bốn tập đoàn lớn của Trung Quốc không ngẫu nhiên đồng hành cùng World Cup 2018. Giải bóng đá 4 năm mới có một lần, dù bị Phương Tây đánh giá thấp nhưng bù lại, ở những thị trường tiềm năng như Nam Mỹ hay châu Á, người hâm mộ nơi đây vẫn rất quan tâm đến giải đấu này.

Wanda trở thành đối tác lớn của FIFA thông qua tài trợ quảng cáo cho thương hiệu du thuyền Sunseeker, cũng như công ty truyền thông "Infront Sport and Entertainment". Trong khi đó Vivo đang hướng đến thị trường Ấn Độ. Các doanh nghiệp của Trung Quốc muốn thông qua World Cup 2018 quảng bá sản phẩm ra toàn thế giới.

Mục tiêu chung của họ là trở thành những thương hiệu có khả năng “sánh ngang hàng” với những thương hiệu toàn cầu như Coca-Cola, McDonald’s, Budweiser hay Visa. "Cuộc chiến thương mại" giữa Nga và phương Tây khiến World Cup 2018 càng trở nên đáng chú ý hơn. Và Trung Quốc được hưởng lợi trực tiếp giữa mâu thuẫn đó. Dù đội tuyển của họ chẳng có suất đến Nga hè này.

Thế nhưng, việc quảng bá hình ảnh của các doanh nghiệp chỉ là một phần trong kế hoạch dài hơi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập lên kế hoạch giúp Trung Quốc vô địch World Cup 2050, đồng thời muốn đưa World Cup về quốc gia đông dân nhất thế giới càng sớm càng tốt. Ảnh hưởng từ đồng tiền của các doanh nghiệp Trung Quốc chắc chắn khiến FIFA phải cân nhắc một số kế hoạch trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tham vọng nào của Trung Quốc sau những hợp đồng tài trợ triệu USD cho World Cup 2018?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO