Trung Quốc đang thực hiện chiến lược thôn tính thị trường ô tô điện thế giới với các bước đi thần tốc.
>>Việt Nam liệu có 'đón đầu' được làn sóng ô tô điện?
Quy mô thị trường ô tô điện Trung Quốc xấp xỉ châu Âu và Mỹ cộng lại. Nếu mổ xẻ kỹ hơn, mọi chiếc ô tô điện đang lưu hành trên thế giới đều dính dáng đến Trung Quốc.
Chiếc ô tô chạy điện đầu tiên ra đời ở Pháp từ cuối thế kỷ 19. Mãi đến những năm 2000, công nghệ này mới manh nha ở Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc chỉ cần 2 thập kỷ để trở thành “gã khổng lồ”.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất là chính sách từ chính quyền Trung ương Trung Quốc, “Mười thành phố, Ngàn phương tiện” giao hẳn chỉ tiêu bán xe điện cho những đô thị lớn nhất, thông qua ưu đãi tài chính và mua sắm công. Từ 2015, Trung Quốc mở rộng ưu đãi đến khách hàng cá nhân.
Với chính quyền địa phương, chính sách kích thích gần như đến mức bắt buộc người dân sử dụng xe điện để được hưởng ưu đãi, như: không hạn chế giao thông, miễn phí cầu đường, phí đăng ký,…
Các ngân hàng Trung Quốc được hỗ trợ tối đa về vốn, khoảng 50 tỷ USD để ươm hàng trăm startup xe điện, trong đó phải kể đến các startup thành công, như SAIC, BYD, Xpeng, Nio, Liauto, Wuling,… có thể cạnh tranh sòng phẳng “ông lớn” Tesla ở Mỹ.
Trung Quốc có được bước phát triển đột phá nói trên về xe điện nhờ khả năng sao chép mẫu mã đạt đến tầm kỹ xảo, đồng thời lách qua quy định quốc tế- không bị kiện sở hữu trí tuệ nếu sản phẩm nhái không dùng cho xuất khẩu.
>>"Tôi sẽ chuyển sang dùng ô tô điện VinFast"
>>Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ: Cú hích cho ngành ô tô điện Việt
Cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng “kinh tế xanh” dường như là cơ hội cuối cùng để Trung Quốc đạt được chỉ số cường quốc- dẫn đầu xu hướng. Xe điện và công nghệ năng lượng mới đã được chọn để gánh vác sứ mệnh này.
Kinh tế xanh, năng lượng sạch là lối thoát hiểm cho Trung Quốc sau mấy thập kỷ tăng trưởng “nóng”, nhưng không mạnh về nhận diện thương hiệu. Với hệ sinh thái công nghiệp xe điện, Trung Quốc cố gắng xây dựng đặc sắc kinh tế riêng - đại diện cho kỷ nguyên phát triển bền vững.
Chủ tịch Tập Cận Bình không đến Glasgow dự Hội nghị COP26, cho thấy thông điệp rất rõ ràng rằng, Trung Quốc không muốn chơi theo luật chung mà có mục tiêu và phương thức riêng để đạt được cái đích mà nhân loại đang cỗ vũ. Trung Quốc đã tự đặt ra tỷ tệ giảm phát thải khí thải 65% trên mỗi đơn vị GDP đến năm 2030. Nếu thành công, Trung Quốc mới là số 1.
Bùng nổ xe điện tại Trung Quốc còn cho thấy tính hiệu quả của Nhà nước toàn năng, sự nhất quán của quyền lực chính trị trong điều hành, lãnh đạo nền kinh tế. Bên cạnh tham vọng chính trị, Trung Quốc hội đủ điều kiện cho mọi ngành công nghiệp phát triển đến đỉnh cao: Tài nguyên thiên nhiên phong phú, lao động dồi dào, giá rẻ và khả năng chịu đựng mọi hệ quả môi trường, nhân sinh,…
Có thể bạn quan tâm
16:54, 20/01/2022
10:52, 16/01/2022
10:00, 27/12/2021
05:23, 04/12/2021