Thận trọng với cổ phiếu những công ty “vô chủ”

Diendandoanhnghiep.vn “Những công ty “vô chủ” trên thị trường chứng khoán hiện nay không ít, dù có vốn lớn, nhưng không có cổ đông lớn trong HĐQT lẫn Ban Giám đốc, thì cổ đông nhỏ biết làm sao... ngoài mong một phép màu”.

>> Thị trường chứng khoán: “Sáng mưa, chiều nắng”!

Công ty “vô chủ” xuất hiện từ bao giờ?

Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc tại Việt Nam chia sẻ một chủ đề về “công ty vô chủ”. Theo ông, khái niệm này đã có trên thị trường chứng khoán (TTCK) từ rất lâu. Ông Long cũng dẫn chứng một ví dụ cách đây 10 năm, đã có tình trạng một công ty thuộc sở hữu của đám đông nhỏ lẻ, không có cổ đông lớn, không có đội ngũ quản trị và điều hành để phát triển công ty, không có cấu trúc quản trị tốt để gắn lợi ích của đội ngũ với lợi ích của cổ đông.

Trong danh sách cổ phiếu được bán ra nhiều trong quý 1/2022, các cổ đông sở hữu rất nhiều và họ đều cho rằng, những công ty này tiềm năng, nhưng thực tế các cổ đông lớn đã thoái sạch vốn

Trong danh sách cổ phiếu được bán ra nhiều trong quý 1/2022, các cổ đông sở hữu rất nhiều và họ đều cho rằng, những công ty này tiềm năng, nhưng thực tế các cổ đông lớn đã thoái sạch vốn

Cụ thể, năm 2007, công ty này đã có đợt tăng vốn với tỷ lệ khủng (15 lần) từ 10 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng, ngoài cổ đông sáng lập là Tổng công ty còn có các cổ đông chiến lược, cùng các thành viên bên dưới. Cơ cấu cổ đông bao gồm những đại gia về tài chính, chứng khoán, xây dựng, bất động sản, thậm chí có cả cổ đông nước ngoài... Năm 2009, sau khi chào sàn HNX ở mức giá 1.300 đồng/cổ phiếu, Tổng công ty đã bán ra toàn bộ hơn 800.000 cổ phiếu (tương đương 5,37% vốn điều lệ) và nhanh chóng hoàn thành. Tiếp đến, các cổ đông khác cũng lần lượt thoái vốn...

Trong khoảng 5 tháng đầu tiên sau khi chào sàn, cổ phiếu này đã tăng giá gần gấp 4 lần, lên mức 5.000 đồng/cổ phiếu, công ty cũng công bố những kết quả kinh doanh tích cực. Nửa đầu năm sau, kết quả kinh doanh cũng như diễn biến giá cổ phiếu vẫn duy trì được sự tích cực. Nhờ vậy, việc thoái vốn của các cổ đông lớn vừa "thoải mái" lại vừa thu được lợi nhuận cực lớn, có thể lãi 2-3 lần so với vốn bỏ ra ban đầu.

Đây được coi là một minh chứng thành công trong việc các tập đoàn, Tổng công ty "hà hơi, tiếp sức" cho các công ty thành viên của mình phát triển rồi sau đó hiện thực hóa lợi nhuận.

Tuy nhiên, đến năm 2010, phải triệu tập đến lần thứ 3 Đại hội cổ đông của công ty này mới có thể diễn ra, điều này cũng có nghĩa là mới lên sàn được khoảng 1 năm mà công ty đã bị các cổ đông cả lớn lẫn nhỏ "quên lãng". Đến năm 2012, công ty triệu tập Đại hội cổ đông lần thứ 2, dù có hơn 4.400 cổ đông nhưng chỉ có 56 cổ đông (chiếm khoảng 26% vốn điều lệ) đến dự. Việc các cổ đông bên ngoài không ngó ngàng cùng với nhiều khó khăn đã cho thấy sự hụt hẫng, chới với của công ty. Lúc này, không cổ đông lớn nào đủ tiềm lực, sức mạnh tài chính, kinh doanh, cổ đông bên ngoài thì không ngó ngàng, khiến công ty như trở thành "vô chủ". Công ty sẽ phát triển hay èo uột, được quyết định bởi đội ngũ lãnh đạo vốn không giữ nhiều cổ phần...

>> “Cơn gió ngược” của thị trường chứng khoán

Thận trọng đầu tư

Từ minh chứng thực tế trên, ông Phan Lê Thành Long cũng đưa ra nhận định, đến nay, đám đông vẫn say mê những công ty tưởng mình làm chủ nhưng thực ra “vô chủ”. HĐQT, cổ đông lớn có động thái kéo xả, bán tháo cổ phiếu, kiếm bộn tiền từ từ chính công ty họ. Việc kinh doanh và triển khai dự án mới khó, còn đẩy và bán cổ phiếu thì dễ dàng hơn nhiều. Khi thu tiền trong tay, tỷ lệ sở hữu thấp đi, hoạt động triển khai dự án, phát triển công ty không ai màng tới. Liệu đám đông nhỏ lẻ kia có thể làm thay phận sự này?

ông Phan Lê Thành Long

Ông Phan Lê Thành Long

Mới đây, Chủ tịch một tập đoàn lớn đã nói trong ĐHCĐ rằng, chờ BCTC quý 2 ra thì mọi người sẽ thấy thê thảm như thế nào. Nhiều ý kiến bình luận vị Chủ tịch quá thật thà, khi nói xong giá cổ phiếu đã giảm mạnh. Nhưng có một điểm ít người để ý, đây không phải lần đầu lãnh đạo tập đoàn này phát biểu như vậy.

Có thể thấy, giai đoạn bắt đầu đầu tư dự án lớn cách đây 4 năm, chu kỳ ngành đang đi xuống, vị Chủ tịch cũng nói rất rõ tình hình của công ty. Giá cổ phiếu cũng đi xuống, Chủ tịch ra khỏi danh sách tỷ phú USD. Chỉ một năm rưỡi sau đó, dự án đi vào hoạt động, doanh thu lợi nhuận tăng vọt, giá cổ phiếu lên theo. Chủ tịch lại thành tỷ phú USD nhưng gấp 3 lần trước đó. Cho nên, điều quan trọng là công ty làm ăn tử tế, tăng trưởng quy mô và hiệu quả thì giá cổ phiếu tăng theo và tăng bền vững.

“Trong CGBA (chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới), phần phân tích chiến lược kinh doanh có 2 dạng thức chiến lược chính đó là: Tăng quy mô; Tăng hiệu quả để nhà đầu tư nhận diện được công ty có khả năng tăng trưởng và hiệu quả bền vững. Muốn đạt được điều đó, công ty cần có cấu trúc quản trị công ty đủ mạnh để biến chiến lược thành kết quả. Tuy nhiên, vai trò của Chủ tịch và HĐQT là đặc biệt quan trọng. Xét trên pháp lý, họ đại diện cho tất cả các cổ đông. Nếu Chủ tịch còn ở đó, họ không bao giờ “chơi” cổ phiếu của chính công ty mình, mà tập trung phát triển doanh nghiệp, chia sẻ với ĐHCĐ tình hình hoạt động của công ty thì công ty còn phát triển, cổ phiếu sẽ có cơ hội.

Vậy nên, có Chủ tịch lên ĐHCĐ nói công ty đang khó khăn thì cũng chính là may mắn. Còn Chủ tịch hô hào để “xả hàng” thì sẽ còn khó. Dù thế nào, công ty muốn phát triển vẫn cần một đội ngũ lãnh đạo có trách nhiệm. Ngay cả khi công ty có số vốn tới nửa chục nghìn tỷ, nhưng không biết làm ăn ra sao, không có cả cổ đông lớn trong HĐQT lẫn BGĐ, thì cổ đông nhỏ biết làm sao... ngoài mong một phép màu.

Tuy vậy, các quỹ đầu tư rất cân nhắc bỏ tiền vào công ty có sở hữu quá cô đặc, khi tập trung quyền lực vào “công ty một người” thì không phải lúc nào người đó cũng quyết định đúng, cũng ra các chiến lược đúng đắn, mà trên thị trường trong hơn 10 năm qua đã có rất nhiều công ty như vậy. Điều đó gây ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông, vì vậy, Luật doanh nghiệp Việt Nam đã quy định nếu một người và các cá nhân liên quan sở hữu từ 85% cổ phần trở lên thì sẽ bắt buộc phải mua lại phần còn lại. Bởi vì đã là công ty đại chúng, thì ít nhất phải trên 15% số lượng cổ phần được sở hữu bởi các cổ đông không phải cổ đông lớn và thành viên ban điều hành, nhằm tránh việc quá tập trung quyền lực, dẫn đến ảnh hưởng lợi ích cổ đông. Còn việc quá pha loãng, sẽ trở thành những công ty vô chủ theo lối “cha chung không ai khóc” như đã dẫn chứng ở trên, thì các quỹ cũng bỏ chạy ngay từ đầu”, ông Long phân tích.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO AFA Capital khuyến nghị, trong danh sách cổ phiếu được bán ra nhiều trong quý 1/2022, các cổ đông sở hữu rất nhiều và họ đều cho rằng, những công ty này tiềm năng, nhưng thực tế các cổ đông lớn đã thoái sạch vốn.

Vì vậy, nhà đầu tư cần phải quan tâm đến quản trị của công ty và có thể theo dõi các công bố bán ra của ban điều hành, cũng như tỷ lệ nắm giữ hay bán ra của những cổ đông lớn, để từ đó có sự thận trọng khi đầu tư và tránh gặp phải các công ty “vô chủ”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thận trọng với cổ phiếu những công ty “vô chủ” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713513075 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713513075 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10