Câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, dường như không còn xa lạ đối với nông dân. Tuy nhiên xét về yếu tố vĩ mô thì nguyên nhân chính do thiếu vai trò “trung tâm đầu mối”.
Thiếu trung tâm đầu mối!
Tiến sĩ Dương Hoa Xô - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp TP HCM, nhận định: tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” là câu chuyện thường ngày của người nông dân nói chung và nông dân trồng thanh long tại tỉnh Bình Thuận, nói riêng trong thời gian qua không còn là chuyện mới mẻ. Song, nó lại đang là đề tài quá nóng mà các cấp, các ngành quản lý phải vào cuộc để đưa ra được lời giải.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 09/10/2018
11:00, 09/10/2018
02:21, 08/10/2018
11:01, 06/10/2018
Cũng theo TS Xô, tình trạng cung vượt cầu cũng xuất phát từ nguyên nhân do thiếu trung tâm đầu mối. Cụ thể, diện tích thanh long ở tỉnh Bình Thuận nói riêng và nhiều tỉnh khác nói chung đều tăng, trong khi thị trường tiêu thụ không được mở rộng mà chủ yếu vẫn là Trung Quốc.
Do đó, vai trò trung tâm đầu mối (nhà nước, nhà khoa học, nhà thương mại, người dân…), cần phải có sự phối hợp chặt chẽ để phát huy hiệu quả. Và vai trò của trung tâm đầu mối sẽ phải có nhiệm vụ như: mở rộng thị trường, tuyên truyền, định hướng cho người dân đầu tư theo hướng bài bản, có quy hoạch, chuyên sâu về chất lượng hơn và về số lượng để đảm bảo hiệu quả sản phẩm đầu ra cho người nông dân. Vấn đề quy hoạch vùng diện tích trồng thanh long của các địa phương cần có những động thái quyết liệt, nhằm kiểm soát, quản lý, tránh tình trạng "trồng theo phong trào, phá theo cảm tính" – TS Xô nói.
Nguyên nhân… “cung vượt cầu”
Liên quan tới việc cung lớn hơn cầu dẫn tới chuyện thanh long rớt giá, người dân chặt bỏ, đại diện Sở NN&PTNT Bình Thuận, cho biết, hiện toàn tỉnh hiện có trên 27.000 ha thanh long, so sánh cùng kỳ vụ thanh long 2017 thì mức giá tương đương 20.000đ/kg, do đó, người dân đã thắp điện sớm nên sản lượng thanh long đội ngột tăng cao đã dẫn đến thị trường không tiêu thụ kịp. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở thu mua, xuất khẩu thanh long cũng bị động về kế hoạch, dẫn đến một lượng lớn thanh long bị ùn ứ khiến cho giá sụt giảm trong thời gian qua.
Cũng theo đại diện NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, nguyên nhân giá thanh long giảm sâu là do đa số người trồng thanh long năm nay tập trung giữ lại lứa mùa cuối vụ với hy vọng bán được giá cao như năm 2017 (22.300 đồng/kg) và một số nông dân chong đèn sớm dẫn đến sản lượng tăng đột biến. bên cạnh đó, cùng thời điểm này, sản lượng thanh long các tỉnh như Long An, Tiền Giang cũng đang thu hoạch rộ, nhiều tỉnh trên cả nước cũng đã phát triển diện tích thanh long, cũng tác động đến giá thanh long tại thời điển này. Mặt khác, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ lực thanh long của Việt Nam, chiếm 80% - 90% thị phần nên đã dẫn đến sự việc nêu trên.
Đại diện Sở NN&PTNT Bình Thuận cho biết thêm, theo thống kế thì diện tích thanh long của tỉnh Bình Thuận đến cuối năm sẽ đạt khoản 29.450 ha, sản lượng 591.960 tấn, dự kiến tăng hơn so với năm 2017 khoảng 51.710 tấn. Và hiện tại trên địa bàn tỉnh có 97 cơ sở thu mua, sơ chế, mua bán thanh long…