Thanh tra đột xuất hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng

Diendandoanhnghiep.vn NHNN đã thanh tra đột xuất hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của một số ngân hàng như Techcombank, SHB, PVcomBank, VietBank, BaovietBank....

>> Trái phiếu bất động sản (kỳ 1): Những "ngân hàng bóng mờ" của Trung Quốc

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại Công điện số 8857, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) đã thanh tra đột xuất hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng tại một số các ngân hàng thương mại cổ phần. 

Trái phiếu bất động sản là một trong những giấy tờ có giá được các ngân hàng nắm giữ nhiều nhất (ảnh minh họa)

Cụ thể, ngày 3/12/2021, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công điện số 8857 về tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện và cảnh báo các rủi ro và có biện pháp xử lý theo quy định, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Đến thời điểm tháng 4, Cơ quan TTGSNH đã tiến hành thanh tra tại 7 ngân hàng. Riêng Ngân hàng Bảo Việt không thực hiện thanh tra với lý do Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra với ngân hàng này.

>> Trái phiếu bất động sản (kỳ 2): Quan hệ "thân gia" trên thị trường Việt Nam

Hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thời gian qua được giới chuyên môn nhận định, góp phần tạo nên sự bùng nổ về số lượng và giá trị trái phiếu phát hành trên thị trường vốn. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao là trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, ngân hàng tham gia ở nhiều "công đoạn" bao gồm đầu tư nắm giữ và có cả ngân hàng kết hợp cùng công ty chứng khoán đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phân phối thứ cấp cho các nhà đầu tư cá nhân.

Theo thống kê của CTCK SSI, tính đến cuối 2021, các doanh nghiệp phát hành 723 nghìn tỷ đồng trái phiếu trong năm 2021, tăng 56% so với 2020. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng bình quân 46%/năm trong 5 năm gần đây và đã chiếm 16,6% GDP của Việt Nam. "Các ngân hàng đang thu hẹp vai trò ở cả khía cạnh tổ chức phát hành và nhà đầu tư trên thị trường TPDN cho thấy sự tăng trưởng thực chất của thị trường này với định hướng dần trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn thay thế cho kênh tín dụng", báo cáo đánh giá.

Cũng theo báo cáo này, trên thị trường sơ cấp, 2 nhóm đầu tư ngân hàng và CTCK trong 2021 đã mua lớn nhất với tổng cộng 373 nghìn tỷ đồng, tương đương 52% trái phiếu doanh nghiệp phát hành. Trong phạm vi 15 ngân hàng lớn mà SSI theo dõi (không bao gồm Agribank), đến cuối 201, tổng số dư trái phiếu các tổ chức kinh tế mà ngân hàng đầu tư đạt 214 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với 2020. Các ngân hàng nắm giữ số lượng trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất là Techcombank, MBBank, VPBank và TienphongBank.

Một điều đáng chú ý là trong nhóm các ngân hàng nắm giữ trái phiếu nhiều nhất, theo quan sát, đều có sở hữu đầu tư vào Công ty chứng khoán theo dạng mẹ -con, hoặc liên doanh liên kết với Công ty chứng khoán (trừ VPBank vừa mới mua lại một Công ty Chứng khoán vào gần cuối 2021 vừa qua). 

(Nguồn thống kê: SSI Research)

(Thống kê: SSI Research)

Trường hợp các ngân hàng cùng công ty chứng khoán "phối hợp" với nhau để phân phối trái phiếu thứ cấp đến nhà đầu tư cá nhân đã được Bộ Tài chính cảnh báo rủi ro từ 2021 -nay. Theo Bộ Tài chính, nhiều nhà đầu tư đã mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng nhưng không nắm được cụ thể về trái phiếu và chủ thể phát hành, chỉ mua vì công ty chứng khoán giới thiệu và "có ngân hàng ở đó". 

Với quyết định tranh tra hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đột xuất của 8 tổ chức tín dụng, được biết Đoàn Thanh tra đã báo cáo người ra quyết định thanh tra và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo kết quả thanh tra, bổ sung nội dung thanh tra hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.

Gửi văn bản tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về xử lý các sai phạm liên quan đến sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu của các tổ chức phát hành.

Thực hiện chỉ đạo theo công điện, cơ quan TTGS còn thực hiện thanh tra chuyên ngành nhằm mục đích phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro. Những tháng đầu năm nay, Cơ quan TTGSNH còn thực hiện cuộc thanh tra chuyên ngành đối với Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank Việt Nam và thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Lạng Sơn, Nam Định.

Trước đó, chia sẻ về các giải pháp ứng xử với thị trường, TS Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng nhận định:  "Theo tôi, việc thanh tra hàng loạt là không tinh tế, đáng lẽ làm thường xuyên, giờ mới tung lực lượng đi thanh tra". Ông cũng cho rằng quan trọng nhất của thị trường là minh bạch, nhà đầu tư phải tự chịu rủi ro.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thanh tra đột xuất hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711666413 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711666413 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10