Tháo gỡ điểm nghẽn năng suất lao động

Diendandoanhnghiep.vn Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu tiếp tục là điểm nghẽn nâng cao năng suất lao động. Đây là chỉ tiêu duy nhất chưa đạt trong 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của năm 2022.

>>> Tăng năng suất lao động - dư địa để kinh tế Việt Nam "cất cánh"

Hạn chế này Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ ra tại hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Nhà đầu tư băn khoăn về nguồn lao động

Năm 2022, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã hoàn thành 6/6 chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao với một số kết quả nổi bật như: tăng cường kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ, thu hút người lao động quay trở lại làm việc, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tại một số địa phương góp phần nâng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng gần 1% so với năm trước. Ngoài ra, lao động có việc làm tăng 1,5 triệu người, thu nhập bình quân tăng 1 triệu đồng/tháng…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo

Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập đến câu chuyện của nhà máy lọc dầu Dung Quất. “Vừa qua, tôi vào nhà máy lọc dầu Dung Quất, thấy gần như không còn người nước ngoài quản lý. Nhà máy do chúng ta xây dựng, chuyển giao và quản lý, anh em mình làm rất tốt. Còn Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, cơ quan điều hành chật vật về mô hình sản xuất hợp tác với nước ngoài. Chúng ta xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ rất quan trọng. Nếu chúng ta phụ thuộc vào nước ngoài, nhất là phụ thuộc về nhân lực, có những cái mình thua thiệt nhiều quá” - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết.

Từ câu chuyện trên, Thủ tướng nhấn mạnh: Làm chủ về lao động, việc làm, nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là quan trọng. Chúng ta phải nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động ngày càng tiệm cận với khu vực và thế giới, dần dần thay thế cho các vị trí, công việc do chuyên gia nước ngoài đảm nhận.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ, chỉ tiêu về nâng cao năng suất lao động chưa đạt có một phần trách nhiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, tiếp tục là điểm nghẽn cho phát triển việc làm và nâng cao năng suất lao động.

Cùng với đó, thị trường lao động phát triển không đồng đều, chưa đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn còn khá cao…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập yêu cầu gắn kết cung - cầu lao động, nhất là giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ông kể, qua làm việc với nhiều nhà đầu tư, đối tác, hầu hết họ chỉ có 2 băn khoăn về hạ tầng và nguồn lao động. Intel vào Việt Nam chỉ hỏi vào đầu tư trong 48 giờ có thể đưa sản phẩm đi đến đâu, cần xây dựng nhà máy thì bao lâu có đủ nhân lực để vận hành.

“Tôi đã thăm trung tâm đổi mới, sáng tạo của nước ngoài, chỉ 500ha mà tạo ra giá trị tăng trưởng rất lớn khi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao nhất ở đó” - Thủ tướng liên hệ khi nói về chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.

Giải pháp đột phá nâng cao năng suất lao động

Trước yêu cầu về lao động ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng có hạn, Thủ tướng nhấn mạnh Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển nền kinh tế và cuộc cách mạng lần thứ 4, nhất là đào tạo con người, đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng cho lao động.

Nâng cao kỹ năng số cho nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ

Nâng cao kỹ năng số cho nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ

Năm 2023, theo Thủ tướng Chính phủ, thị trường lao động bị tác động nhiều, biểu hiện ở đơn hàng suy giảm, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, những xu hướng chuyển dịch lớn đang diễn ra. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nguồn nhân lực; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; có giải pháp đột phá nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường kỹ năng số cho người lao động; đẩy mạnh hợp tác công tư trong đào tạo nghề; tập trung vào các ngành nghề mới, liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh….

Ngoài ra, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành tham gia vào chương trình nhà ở xã hội cùng nghiên cứu, giải quyết vấn đề trước mắt cho người lao động trẻ thuê nhà, sau đó cho họ mua lại và trả dần sau 10 - 15 năm.

Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tạo hành lang pháp lý, môi trường thông thoáng để người dân, doanh nghiệp tiếp cận tốt nhất các chính sách về lao động, việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tháo gỡ điểm nghẽn năng suất lao động tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713982309 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713982309 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10