[GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] Đa dạng nguồn nguyên liệu sẽ ít phải "trả giá" (bài 2)

Nguyễn Việt thực hiện 31/03/2020 11:00

Giải pháp tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong bối cảnh nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, cũng như kích cầu tiêu thụ đang đặt ra cho ngành thép hiện nay.

Để hiểu rõ hơn, DĐDN đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh xung quanh vấn đề này.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: Nguyễn Việt

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: Nguyễn Việt

-Câu hỏi đặt ra cho ngành thép hiện nay là phải chuyển hướng đi một cách cơ bản để giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ một thị trường nào đó quá mức. Vậy theo ông, ngành thép cần triển khai như thế nào?

Việc này cũng rất khó cho các doanh nghiệp thép Việt Nam, vì suốt một thời gian dài chỉ có một nguồn cung chính là Trung Quốc. Việc này được lý giải bởi nhiều lý do. Thứ nhất, gần về địa lý nên chi phí vận chuyển thấp, thuận tiện trong ký kết hợp đồng. Thứ hai, phần lớn phôi thép Trung Quốc giá rẻ, phù hợp với túi tiền của các doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Do nhu cầu sử dụng chỉ ở mức “vừa phải”, nên doanh nghiệp vẫn chấp nhận nhập phôi thép từ Trung Quốc để đạt được lợi nhuận. Đây là lý do khiến doanh nghiệp trong nước “lười” đi tìm nguồn cung mới.

Các chuyên gia đã từng cảnh báo rất nhiều lần, đó là ngành thép phải đa dạng hóa thị trường nguồn nhập nguyên liệu đầu vào, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu…để nếu không may có một thị trường nào đó xảy ra khủng hoảng thì có thể chuyển sang thị trường khác thay thế và bù đắp nguồn cung đầu vào, cũng như tiêu thụ đầu ra. Việc bị áp thuế chống bán phá giá hay phòng vệ thương mại của nhiều nước với ngành thép là bài học đắt giá thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm

  • [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP]

    [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] "Phao cứu sinh" của doanh nghiệp thép (bài 1)

    11:00, 30/03/2020

  • [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] COVID-19 đang “phong tỏa” ngành thép

    [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] COVID-19 đang “phong tỏa” ngành thép

    04:47, 24/03/2020

  • Tăng “đề kháng” cho ngành thép

    Tăng “đề kháng” cho ngành thép

    12:20, 09/03/2020

  • Nguy cơ

    Nguy cơ "khủng hoảng thừa" ngành thép Trung Quốc và hệ lụy

    07:15, 15/01/2020

  • [Triển vọng ngành 2020]Dự báo xu hướng tăng trưởng ngành thép

    [Triển vọng ngành 2020]Dự báo xu hướng tăng trưởng ngành thép

    01:04, 11/01/2020

- Nhưng như vậy các doanh nghiệp thép sẽ gặp bất lợi tại thị trường EU hay Hoa Kỳ, thưa ông?

Đúng như vậy. Doanh nghiệp thép cần lưu ý đến các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết với các nước. Đơn cử, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có nhiều quy định rất khắt khe và chặt chẽ, trong đó có lĩnh vực thép. Hiệp định CPTPP cũng yêu cầu rất cao về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu trong khối, trong đó cũng có lĩnh vực thép. Do đó, việc đa dạng hóa đầu vào nguồn nguyên liệu gần như là yêu cầu bắt buộc.

Ví dụ, thị trường EU có nguồn phôi thép lớn, các nước EU thường xuyên xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nên giá cũng tương đối cạnh tranh, chất lượng cao vì phải trải qua kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, để đa dạng hóa nguồn phôi thép, các doanh nghiệp Việt nên tìm đến thị trường EU để được hưởng lợi ích từ EVFTA chuẩn bị có hiệu lực từ 1/7/2020. Cũng có thể tìm thêm nguồn nhập khẩu nguyên liệu thép từ các nước CPTPP, để có được lợi ích khi xuất khẩu vào các nước trong khối này.

-Các chuyên gia ngành cho rằng, đã đến lúc các nhà sản xuất trong nước phải tập trung “hướng nội” trong việc sử dụng nguyên liệu. Giải pháp căn cơ là đẩy mạnh đầu tư sản xuất thép nguyên liệu để giúp tăng tính cạnh tranh. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?

Khi nói tới nguồn nguyên liệu thép trong nước, đây là đòi hỏi không chỉ riêng với ngành thép. Đó là làm sao phải nội địa hóa được nguồn nguyên liệu trong nước để từ đó đáp ứng được các ngành nghề có liên quan. Từ đó tạo ra chuỗi khép kín mang tính thuần Việt, giúp Việt Nam phát triển bền vững, toàn diện, góp phần đẩy nhanh thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, việc khai thác nguyên liệu thép trong nước để cung cấp cho các doanh nghiệp không lớn, do đó việc đa dạng hóa thị trường nhập khẩu vẫn có ý nghĩa quan trọng.

- Vậy còn giải pháp kích cầu sức tiêu thụ thép trong nước thì sao, thưa ông?

Việc này phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế và đầu tư công. Nếu nền kinh tế Việt Nam phát triển tốt, thì nhu cầu sử dụng thép sẽ tăng lên, sự phát triển này cũng tạo ra động lực để thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu xây dựng cơ bản tăng, từ đây dẫn đến nhu cầu sử dụng thép nội địa tăng.

Với đầu tư công được thúc đẩy và có hiệu quả, thì nhu cầu thép để xây dựng công trình, dự án sẽ nhiều lên. Tóm lại, để kích cầu thép cần làm tốt hai nhân tố, đó là tăng trưởng sản xuất tốt hơn và chi tiêu công phải được đẩy mạnh và đi đúng trọng tâm để kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

- Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] Đa dạng nguồn nguyên liệu sẽ ít phải "trả giá" (bài 2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO