“Thất bát” cổ phần hóa

Diendandoanhnghiep.vn Việc thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn - thu hồi vốn Nhà nước trong năm 2023 vẫn cách xa mục tiêu đề ra.

 Chỉ có Viglacera có khả năng triển khai thoái vốn như dự kiến.

Chỉ có Viglacera có khả năng triển khai thoái vốn như dự kiến.

Tính đến tháng 10/2023, về tình hình phê duyệt đề án tái cơ cấu lại, có 49 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết định số 360/QĐ-TTg năm 2022.

Kết quả quá xa so với kế hoạch

Về hoạt động cổ phần hóa, không có doanh nghiệp nào. Hoạt động thoái vốn nhà nước ghi nhận diễn ra tại 4 doanh nghiệp với giá trị 8,8 tỷ đồng, thu về 19 tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại 7 đơn vị với giá trị là 53,5 tỷ đồng thu về 206,3 tỷ đồng.

Như vậy, có thể nói hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn, thu hồi vốn Nhà nước… trong 10 tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận một năm “thất bát”.

Vượt khó khăn năm 2024?

Giai đoạn năm 2024 - 2025, Bộ Tài chính dự kiến thu hồi vốn Nhà nước 11.987 tỷ đồng, trong đó dự kiến thoái vốn tại 04 doanh nghiệp của Bộ Xây dựng (Tổng Công ty Cơ khí xây dựng, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng CTCP Sông Hồng, Tổng Cty Viglacera) với tổng giá trị thu về 6.553 tỷ đồng.

Báo cáo của Cục Tài chính Doanh Nghiệp cũng nêu, theo đánh giá thì với tình hình thị trường xây dựng trong nước đang gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên đã suy giảm nhiều so với giai đoạn trước nên chỉ có Viglacera có khả năng triển khai thoái vốn như dự kiến. Vì vậy, số thu từ thoái vốn giai đoạn 2024 – 2025 sẽ giảm 733 tỷ đồng, còn khoảng 11.254 tỷ đồng.

Theo ông Hồ Đức Phớc, công tác cổ phần hóa chậm vì nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu liên quan đến vấn đề đất đai. “Do chuyển mục đích sử dụng đất thuê sang đất ở nên không còn địa tô chênh lệch, khiến đất đai của doanh nghiệp cổ phần hóa không còn hấp dẫn nhà đầu tư”, Bộ trưởng đánh giá.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố trên, hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước cũng còn phụ thuộc không ít vào tình hình của thị trường vốn, nơi mà các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài hiện vẫn chưa rõ xu hướng dòng vốn đầu tư tài sản cổ phần. Đặc biệt, lãi suất trong - ngoài nước vẫn đang chênh lệch cao sẽ cản trở việc tìm kiếm đối tác ngoại, khó đạt được các thương vụ ngoạn mục, như Sabeco, Vinamilk, Nhựa Bình Minh…

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Thất bát” cổ phần hóa tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714360038 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714360038 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10