Thắt chặt quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại Việt - Trung

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia nhận định, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc sẽ làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.

>> Đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp Việt - Trung trong bối cảnh mới

Nghi thức tặng hoa chào mừng tại lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam ở Sân bay quốc tế Bắc Kinh. (Nguồn: TTXVN)

Nghi thức tặng hoa chào mừng tại lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam ở Sân bay quốc tế Bắc Kinh. (Nguồn: TTXVN)

Theo thông báo của Ban Đối ngoại T.Ư, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/10 đến ngày 2/11/2022 theo lời mời của Tổng bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Báo chí Trung Quốc cho biết, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài cấp cao đầu tiên thăm Trung Quốc sau khi Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của CPC kết thúc vào ngày 22/10 và đồng chí Tập Cận Bình được bầu lại làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 3.

Theo giới quan sát Trung Quốc, chuyến thăm quan trọng này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nêu bật ưu tiên chiến lược của hai quốc gia láng giềng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng. Đặc biệt, chuyến thăm cũng thể hiện sự ủng hộ đối với những tư tưởng và đường lối phát triển của Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc có lợi cho hòa bình, hợp tác, phát triển; vị trí "hạt nhân lãnh đạo" của Tổng Bí thư Tập Cận Bình được Đảng Cộng sản Trung Quốc xác lập; đồng thời thúc đẩy chính sách của Trung Quốc về hữu nghị, hợp tác với Việt Nam; ủng hộ Việt Nam phát triển, có vị thế quốc tế ngày càng cao, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng...

Đồng thời, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai đánh giá, trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực, nhiều chiều tới tình hình chính trị, kinh tế toàn cầu, chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc; củng cố tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước, góp phần đưa quan hệ song phương bước sang giai đoạn phát triển mới.

Đáng chú ý, lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước là một điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước. Việt Nam liên tục là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN (từ năm 2016), là nước đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới (từ năm 2020) của Trung Quốc. Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 165,9 tỉ USD, tăng 24,6% so với năm 2020. Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đạt 117,4 tỉ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021.

>> Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đạt 160 tỷ USD

sầu riêng là loại quả thứ 10 được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Nguồn: Báo Đầu tư

Sầu riêng là loại quả thứ 10 được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Về đầu tư, lũy kế đến ngày 20/8, Trung Quốc đứng thứ 6/139 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với 3.453 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 22,42 tỉ USD. Riêng 8 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc đứng thứ 4/94 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 143 dự án, tổng vốn đạt 1,4 tỉ USD.

Trong quan hệ thương mại, tính bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước vẫn rất lớn. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm nông sản nhiệt đới, thủy sản, dệt may, điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, đồng thời nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nông sản ôn đới...

Giáo sư Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học Công nghiệp Chiết Giang, Cơ quan nghiên cứu về Việt Nam duy nhất tại Trung Quốc nhận định, hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có tính bổ sung cao và bền vững.

Ông cho biết thêm, mặc dù dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến toàn thế giới, khiến hợp tác trong lĩnh vực này giữa nhiều quốc gia gặp không ít khó khăn, tuy nhiên 8 tháng đầu năm 2022 kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao. Theo ông Bình, điều này cho thấy tiềm năng to lớn và sức bật của hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên.

Đồng thời, Việt Nam và Trung Quốc hiện đang sở hữu một nền tảng hợp tác vững chắc trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Việc thiết lập các cơ chế hợp tác quốc tế như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay hợp tác Mekong - Lan Thương, đều mang lại những cơ hội mới trong mở rộng các kênh hợp tác giữa hai bên.

Đồng quan điểm, Giáo sư Lưu Thụy, Đại học Nhân dân Trung Quốc đánh giá, "Trung Quốc xem ASEAN là trọng điểm. Trong khi đó, Việt Nam là nền kinh tế năng động, mạnh hàng đầu ASEAN. Do đó, Trung Quốc và Việt Nam càng có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác".

Bên cạnh đầu tư xây dựng nhiều trung tâm logistics, mở rộng, nâng cấp các cửa khẩu, Trung Quốc cũng đã mở nhiều tuyến đường sắt từ nhiều tỉnh, thành đi Việt Nam để tăng cường trao đổi hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển giữa hai nước. Đây là một trong nhiều nền tảng để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại, mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp hai nước.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thắt chặt quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại Việt - Trung tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713303674 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713303674 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10