Thắt chặt tiền tệ và chính sách zero-COVID: Tác động kép tới suy thoái toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Sự kết hợp của các cú sốc bao gồm chiến tranh ở Ukraine, chiến dịch zero-COVID ở Trung Quốc và việc Mỹ thắt chặt tiền tệ đang làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

>> Goldman Sachs: Lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng với giới đầu tư

Nguy cơ suy thoái toàn cầu

Theo nhiều ước tính khác nhau, suy thoái kinh tế toàn cầu hiện là một trong những mối đe dọa mới đối với tăng trưởng kinh tế, khi chiến lược zero-Covid của Trung Quốc vẫn tiếp tục. Theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 16/5, các chỉ số chính đo lường tình trạng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã không đạt được kỳ vọng. Trong đó, sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, đầu tư tài sản cố định và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm.

Suy thoái kinh tế toàn cầu hiện là một trong những mối đe dọa mới đối với tăng trưởng kinh tế, khi chiến lược zero-Covid của Trung Quốc vẫn tiếp tục

Suy thoái kinh tế toàn cầu hiện là một trong những mối đe dọa mới đối với tăng trưởng kinh tế, khi chiến lược zero-COVID của Trung Quốc vẫn tiếp tục

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết, rủi ro suy thoái toàn cầu đang gia tăng trong bối cảnh Nga tấn công quân sự vào Ukraine, COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc và các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang gây thêm áp lực lên tăng trưởng toàn cầu.

“Sự hợp lưu của những cú sốc này đe dọa suy thoái toàn cầu. Chúng ta đang hạ thấp tốc độ tăng trưởng một cách đáng kể, do đó tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới đang đi ngang vào năm 2022. Điều đó tạo ra rất ít dư địa để tránh GDP bị thu hẹp hoàn toàn”, IIF nhận định.

Các nhà phân tích cũng đồng tình quan điểm này, động thái đóng cửa, phong toả, kiểm tra bắt buộc hàng loạt... tại Trung Quốc sẽ tiếp tục kìm hãm sự tăng trưởng trong những tháng tới. Đây là một trong số ít quốc gia duy trì chính sách loại bỏ COVID-19, vì hầu hết thế giới đã bắt đầu chấp nhận sống chung với virus và tiêm chủng.

Mặt khác, chi phí duy trì chính sách zero-COVID sẽ tiếp tục tăng, do cần phải có nhiều tiền hơn để xây dựng các cơ sở cách ly và tiến hành sàng lọc hàng loạt. Và có những câu hỏi đặt ra là, liệu chính quyền địa phương, những người chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng chống COVID-19, có đủ tài chính để trang trải chi phí hay không? Do áp lực chi phí nên nhiều địa phương có xu hướng áp dụng khóa cửa, khiến người dân khó trở lại cuộc sống bình thường.

Nhiều công ty nước ngoài cũng lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng, sự di cư hàng loạt của các nhân viên nước ngoài và những hạn chế đi lại quốc tế. Đầu tháng 5, một cuộc khảo sát nhanh của Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu và công ty tư vấn quản lý Roland Berger cho thấy, 23% các công ty được hỏi đang cân nhắc chuyển các khoản đầu tư hiện tại hoặc kế hoạch của họ ra khỏi Trung Quốc do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

Một cuộc khảo sát khác cũng được công bố bởi Phòng Thương mại Đức chỉ ra, gần một phần ba số nhân viên nước ngoài dự định rời Trung Quốc do các biện pháp liên quan đến COVID-19 và 10% dự định làm như vậy ngay cả trước khi hợp đồng lao động hiện tại của họ kết thúc.

>> Kinh tế Trung Quốc "điêu đứng" vì chiến lược zero- Covid

Mỹ thắt chặt tiền tệ, Trung Quốc hành động gì?

Trong khi FED đã có tới 2 lần hành động liên tiếp nâng lãi suất cơ bản để ứng phó với lạm phát tăng nóng từ đầu năm đến nay, và sẽ còn tiếp tục duy trì chính sách "diều hâu" trong thời gian tới đây, thì Trung Quốc ngược lại, lo ngại suy giảm tăng trưởng, đã tuyên bố sẽ sử dụng mọi cách để ổn định nền kinh tế, mặc dù vẫn duy trì quan điểm không sử dụng các biện pháp kích thích quy mô lớn. Đồng thời Chính phủ Trung Quốc cũng đã kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ của chính quyền địa phương và thị trường bất động sản - 2 mũi chính thúc đẩy tăng trưởng của quốc gia gần 1,5 tỷ dân trong nhiều thập kỷ qua.

Nhiều công ty nước ngoài cũng lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng, sự di cư hàng loạt của các nhân viên nước ngoài và những hạn chế đi lại quốc tế

Nhiều công ty nước ngoài cũng lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng, sự di cư hàng loạt của các nhân viên nước ngoài và những hạn chế đi lại quốc tế

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vào tháng 4 đã thông báo về việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc được nhiều người mong đợi, nhưng nhỏ hơn dự kiến, giúp giải phóng thanh khoản dài hạn trị giá 530 tỷ Nhân dân tệ vào hệ thống liên ngân hàng. Mới đây nhất, PBoC cũng đưa ra việc cắt giảm thêm lãi suất thế chấp đối với một số người mua nhà - một động thái được Chính phủ coi là hỗ trợ đáng kể đối với thị trường nhà ở đang bị khó khăn.

Thậm chí Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch cắt giảm thuế trị giá 2.500 tỷ Nhân dân tệ trong năm nay đối với các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề, cũng như chi tiêu nhiều hơn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng nhiều chủ doanh nghiệp nói rằng, việc cắt giảm thuế không làm gì cả khi thu nhập đã bị xóa sổ bởi các biện pháp zero-COVID.

Nhiều chuyên gia khuyến nghị, việc nới lỏng hơn nữa thị trường bất động sản để thúc đẩy bán và xây nhà mới sẽ giúp tạo ra sự tăng trưởng, trong bối cảnh các nhà phát triển Trung Quốc đang rơi vào tình trạng căng thẳng về tài chính kể từ năm ngoái. Vào tháng 4, việc khởi công các dự án xây dựng mới, tính theo diện tích sàn, đã giảm 44% so với một năm trước đó, trong khi doanh số bán bất động sản theo giá trị trong tháng 4 giảm 46,6% so với một năm trước đó.

Tuần trước, Sunac China Holdings, nhà phát triển lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số đã không trả được khoản lãi trị giá 29,5 triệu USD cho một trái phiếu bằng đô la Mỹ trước thời hạn. Các nhà phân tích đã gợi ý, chính quyền trung ương có thể phát hành lại trái phiếu kho bạc đặc biệt để giúp tài trợ cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Như thời điểm sau đợt bùng phát ban đầu, chính quyền nước này đã phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt trị giá 1000 tỷ Nhân dân tệ và chuyển tiền trực tiếp tới các chính quyền địa phương.

Đồng thời, ngày càng có nhiều lời kêu gọi ở Trung Quốc phát hành các khoản kích thích trực tiếp cho người tiêu dùng, để thúc đẩy nền kinh tế đang ngày càng căng thẳng. Nhưng các nhà kinh tế cho rằng, chỉ khi nào các biện pháp cấm vận được dỡ bỏ thì bất kỳ hình thức kích thích nào mới có hiệu quả. Do đó, Trung Quốc có khả năng sẽ bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng năm 2022 là khoảng 5,5%.

Rory Green, Trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại TS Lombard cho biết, các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh sẽ kém hiệu quả hơn so với các biện pháp tương tự trong các chu kỳ trước. “Đặc biệt, số nhân của nới lỏng tiền tệ thấp hơn nhiều, do sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản và COVID-19. Với zero-COVID, khả năng di chuyển của người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ vẫn bị hạn chế, niềm tin của người tiêu dùng và tiền lương thấp, cùng với đó là nhu cầu tín dụng thấp, tăng trưởng GDP thực có khả năng đạt thấp hơn 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2022”.

Ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam?

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 37,1 tỷ USD trong 4 tháng năm 2022. Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu 19,1 tỷ USD sang Trung Quốc. Nhập siêu từ Trung Quốc 18 tỷ USD, tăng 2%.

Các mặt hàng Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc như Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc thiết bị dụng cụ; Bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy; Điện thoại các loại và linh kiện; Ô tô nguyên chiếc các loại...

Đánh giá tác động từ chính sách zero-COVID của Trung Quốc đối với Việt Nam, công ty chứng khoán VDSC nhìn nhận, điều này sẽ có ảnh hưởng ở hai khía cạnh như:

Thứ nhất, Trung Quốc là nước cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất lớn nhất cho Việt Nam, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc chiếm hơn 33% tổng nhập khẩu (2021). Việc gián đoạn chuỗi cung ứng do chính sách phong tỏa từng phần tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng nhập nguyên liệu, làm chậm trễ thời gian giao hàng từ đó ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất trong nước.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất có thể chậm lại trong thời gian tới nếu phong tỏa kéo dài tại Trung Quốc. Đổi lại, mức nền thấp của năm trước và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước, cơ hội thúc đẩy đầu tư công trong nửa cuối năm vẫn đang là cơ sở để tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt được mục tiêu của Chính phủ.

Thứ hai, Việt Nam xuất khẩu khoảng 17% lượng hàng hóa sang Trung Quốc (2021), việc nhiều tổ chức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chỉ còn khoảng 4,5% so với mức mục tiêu là 5,5% hàm ý nhu cầu tiêu dùng của thị trường lớn này sẽ suy giảm. Theo đó, sự phục hồi tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có thể sẽ gặp khó khăn trong các tháng tiếp theo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thắt chặt tiền tệ và chính sách zero-COVID: Tác động kép tới suy thoái toàn cầu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711639135 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711639135 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10