Thay đổi nhân sự tại OceanBank: Bình mới rượu cũ?

Diendandoanhnghiep.vn NHNN mới đây đã công bố quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) thành Ngân hàng TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Đồng thời Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh đến dự và trao các quyết định bổ nhiệm các chức danh chủ chốt cho OceanBank. Việc công bố hàng loạt các thông tin này liệu đồng nghĩa là công cuộc tái cơ cấu có thành công?

>> Chạy “nước rút” tái cơ cấu ngân hàng

OceanBank trải qua 6 năm tái cơ cấu, cho đến nay đã giảm được lỗ luỹ kế

OceanBank trải qua 6 năm tái cơ cấu, cho đến nay đã giảm được lỗ luỹ kế

NHNN đã ra quyết định mua toàn bộ cổ phần bắt buộc của OceanBank với giá 0 đồng/1 cổ phần theo quy định tại Luật các TCTD, Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 1/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD bị kiểm soát đặc biệt và trở thành chủ sở hữu duy nhất (100% vốn điều lệ) của OceanBank. Đồng thời, NHNN chỉ định VietinBank, một trong các NHTM Nhà nước lớn, có uy tín hiện nay tham gia quản trị, điều hành OceanBank.

Cơ quan quản lý cũng công bố quyết định bổ nhiệm các nhân sự tại OceanBank. Theo đó, ông Đỗ Thanh Sơn, Giám đốc VietinBank chi nhánh 11 (TP. Hồ Chí Minh) giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên OceanBank với thời hạn 5 năm; ông Ngô Anh Tuấn, Phó trưởng phòng tín dụng và đầu tư VietinBank được bổ nhiệm là thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc.

Đại diện NHNN cho biết, sau khi được NHNN tiếp quản, OceanBank có vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng. Được biết dưới sự chỉ đạo của NHNN, VietinBank đang triển khai hoàn thiện phương án tái cơ cấu OceanBank với định hướng tập trung nguồn lực nhằm khắc phục các tồn tại về mặt tài chính của OceanBank trước đây, củng cố lại công tác quản trị, điều hành hỗ trợ OceanBank phát triển an toàn, bền vững hơn.

Trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2022, ông Đỗ Thanh Sơn,  nguyên Chủ tịch HĐTV OceanBank chia sẻ: “Năm 2021 là năm thứ 6 OceanBank thực hiện tiến trình tự tái cơ cấu sau khi NHNN mua lại bắt buộc. Trong bối cảnh mọi mặt hoạt động đời sống kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh, hoạt động của OceanBank gặp rất nhiều khó khăn thách thức"...

Cụ thể, OceanBank ghi nhận mức lỗ thấp nhất trong thời gian từ 2016 đến nay và trong 4 năm trở lại đây đã liên tục giảm lỗ lũy kế. Tổng tài sản tăng 2% trong đó tín dụng tăng 9,5%, trong đó dư nợ bán lẻ tăng 13%; dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng 9%. Huy động vốn thị trường 1 tăng 3,5%, trong đó huy động bán lẻ tăng 5%; huy động khách hàng doanh nghiệp tăng 2%.

OceanBank đã cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ khoảng 400 khách hàng; tổng dư nợ được cơ cấu lại khoảng 1,8 nghìn tỷ đồng; miễn giảm lãi cho nhiều khách hàng. Công tác thu hồi xử lý nợ xấu/nợ có vấn đề đạt 95% kế hoạch, Chi phí hoạt động thấp hơn kế hoạch 179 tỷ đồng…

Tuy nhiên những kết quả này đã không làm thay đổi cục diện việc tái cơ cấu tại OceanBank, dẫn tới việc NHNN thay đổi một loạt nhân sự tại ngân hàng này. OceanBank đã có hàng loạt chính sách kêu gọi các nhà đầu tư ngoại tham gia góp vốn vào ngân hàng nhưng cho đến nay vẫn chưa có cổ đông ngoại nào tham gia…

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội về kế hoạch tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có đặt mục tiêu cho hệ thống ngân hàng. Và 3 ngân hàng 0 đồng gồm: Ngân hàng Xây dựng (nay đổi là CBBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).

Trước đó, theo báo cáo Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội kỳ họp lần thứ 10, khóa XIV, con số lỗ của 3 ngân hàng 0 đồng lên tới hàng nghìn tỷ đồng và việc tái cơ cấu chưa triệt để, đến nay vẫn chưa có phương án cơ cấu khả thi được phê duyệt.

Tái cơ cấu, bán lại cho khối ngoại là giải pháp mà NHNN đã nhiều lần trình phương án để vực dậy các ngân hàng 0 đồng này, nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.

Ông Lê Xuân Nghĩa - Chuyên gia tài chính ngân hàng, cho biết, rất nhiều lần NHNN trình đề án tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau cuối cùng đều không thành công.

Vào năm 2015, khi NHNN lần lượt ra quyết định mua lại bắt buộc với giá 0 đồng đối với Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu và OceanBank khối nợ xấu của các ngân hàng này rất lớn. Đơn cử như tại OceanBank, có tới 72,25% dư nợ là nợ xấu; Ngân hàng Xây dựng riêng nợ xấu của khách hàng (chưa bao gồm các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng) là 18.073 tỷ đồng, chiếm 95% dư nợ.

Theo các chuyên gia, trước đây NHNN đã giao OceanBank cho Vietcombank tham gia tái cơ cơ cấu tuy nhiên Mizuho là cổ đông Nhật Bản không đồng ý cho mua lại một trong 3 ngân hàng 0 đồng, mặc dù Chính phủ muốn đưa ngân hàng này về Vietcombank. Nay NHNN chuyển OcenBank về VietinBank là một thách thức không nhỏ đối với ngân hàng này. Bởi mua ngân hàng 0 đồng, các nhà băng nói chung phải xác định lợi nhuận sẽ sụt giảm trong vài năm và nhiều khả năng giá cổ phiếu tụt xuống.

Mua lại ngân hàng 0 đồng các nhà băng sẽ được gì? Có thể đó là những mạng lưới các điểm giao dịch, nhưng trong bối cảnh hiện nay mạng lưới đó không có giá trị bởi toàn bộ hệ thống ngân hàng đang số hóa, tăng thêm mạng lưới sẽ đội thêm chi phí, ông Nghĩa chia sẻ…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thay đổi nhân sự tại OceanBank: Bình mới rượu cũ? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714175605 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714175605 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10