Thấy gì ở tham vọng thành lập hàng chục phòng nghiên cứu sinh học của Trung Quốc?

Diendandoanhnghiep.vn Mới đây, Trung Quốc đã hé lộ kế hoạch xây dựng thêm hàng chục phòng thí nghiệm sinh học trong những năm tới trên khắp đất nước.

Viện Virus học Vũ Hán, nơi sở hữu phòng nghiên cứu sinh học có độ an toàn cấp độ 4

Viện Virus học Vũ Hán, nơi sở hữu phòng nghiên cứu sinh học có độ an toàn cấp độ 4

Theo nguồn tin của tờ Financial Times, chính quyền tỉnh Quảng Đông đang chuẩn bị cho kế hoạch xây 25-30 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp ba và một phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 giai đoạn 2021-2026.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc Xiang Libin cho biết, quốc gia này sẽ tiếp tục xây dựng và cấp phép thêm nhiều phòng thí nghiệm tiên tiến chuyên về vi sinh vật gây bệnh với cách thức khoa học và cẩn thận. Theo ông, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục thực hiện các nghiên cứu khoa học lớn để nâng cao năng lực khoa học và công nghệ an toàn sinh học chống bệnh lây nhiễm trong tương lai.

Đồng thời, việc quốc gia này ban hành luật an toàn sinh học là một động thái kịp thời để Trung Quốc quy định chi tiết việc xây dựng và quản lý các phòng thí nghiệm an toàn sinh học; cũng như cung cấp lá chắn pháp lý cho các dự án khoa học nghiên cứu về an toàn sinh học, bao gồm cả các bệnh truyền nhiễm được thực hiện một cách cẩn thận và chuyên nghiệp.

Ông Bai Chunli, Chủ tịch Viện Khoa học Trung Quốc cho biết vào tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc có hai phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 (BSL 4) bên cạnh 81 phòng thí nghiệm cấp độ 3 (BSL 3) đang hoạt động hoặc được phê duyệt xây dựng. Trong khi đó, Mỹ sở hữu 12 phòng thí nghiệm BSL 4 và 1.500 phòng BSL 3.

Trong tương lai gần, Phòng thí nghiệm BSL-4 Vũ Hán sẽ đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu và phát triển quốc gia về phòng chống và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm mới nổi, trung tâm nuôi cấy vi sinh vật và vi rút và là Phòng thí nghiệm tham chiếu của WHO về các bệnh truyền nhiễm. Trong khi đó, các tác nhân truyền nhiễm gây bệnh ở mức độ thấp được xét nghiệm, xác định và phân lập tại các phòng xét nghiệm có mức độ thấp hơn trên cả nước.

Tuy nhiên, các chuyên gia đang đặt câu hỏi về mục đích xây dựng các phòng thí nghiệm sinh học của Trung Quốc. Richard Ebright, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Rutgers ở Piscataway, New Jersey cho biết, có nhiều báo cáo nói rằng virus SARS đã nhiều lần thoát khỏi các phòng thí nghiệm cấp cao ở Bắc Kinh.

Các kỹ thuật viên tại một phòng lab ởRockville, Maryland (Mỹ

Các kỹ thuật viên làm việc tại một phòng nghiên cứu sinh học tại Mỹ

Bên cạnh đó, việc hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các phòng thí nghiệm là điều rất quan trọng trong việc kiểm soát các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu. Nhưng với các phòng thí nghiệm tại Trung Quốc, điều này có thể sẽ không diễn ra một cách dễ dàng.

“Các nhà điều tra thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đã không được tiếp cận đầy đủ với dữ liệu thô từ phòng nghiên cứu thuộc Viện Virus Vũ Hán. Do đó, họ có thể đã không có sự đánh giá đầy đủ hơn về giả thuyết virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Nếu những tiền lệ như vậy tiếp tục xảy ra, thế giới sẽ không thể biết được những nghiên cứu sinh học tại Trung Quốc được phục vụ vào mục đích gì”, chuyên gia này nhận định.

Mặt khác, có ý kiến nghi ngờ rằng việc mở rộng các phòng thí nghiệm của Trung Quốc về lâu dài nhằm vào mục tiêu chạy đua với Mỹ và châu Âu trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học. Sự bùng phát của dịch SARS vào năm 2003 đã gây ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế của Trung Quốc, nhưng điều đáng chú ý là nó cũng đã khởi xướng việc xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm sinh học.

Kể từ đó, quốc gia này đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp cao và hệ thống giám sát cho các phòng thí nghiệm này, cũng như triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế như đào tạo các chuyên viên phục vụ cho việc nghiên cứu.

Hiện nay, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc củng cố năng lực nghiên cứu sinh học, nhưng trên thực tế, chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu cho thấy Trung Quốc có mức độ đảm bảo an toàn sinh học vẫn chỉ ở mức "trung bình" so với mức "cao" của Mỹ mặc dù quốc gia này đã thông qua luật mới để cải thiện an toàn sinh học vào năm ngoái. 

Các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp cao là nền tảng hỗ trợ cơ bản cho y tế cộng đồng, nghiên cứu khoa học, sản xuất kỹ thuật và an toàn sinh học quốc gia. Do đó, việc chính phủ Trung Quốc đẩy nhanh tham vọng xây dựng các phòng nghiên cứu chất lượng cao có khả năng sẽ phục vụ cho hai mục đích: nghiên cứu và ngăn chặn các mầm bệnh mới trong tương lai; đồng thời giúp Trung Quốc nhanh chóng đuổi kịp Mỹ và các nước phương Tây trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thấy gì ở tham vọng thành lập hàng chục phòng nghiên cứu sinh học của Trung Quốc? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713561406 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713561406 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10