Thấy gì từ trận lũ kinh hoàng tại Miền Trung?

Diendandoanhnghiep.vn Thấy thật nhiều điều từ cơn lũ lịch sử xảy ra tại Miền Trung, có những điều thật mới mẻ, cũng có những thứ đã trở nên chai mòn.

Lũ lụt, nước ngập nhưng nhiều vấn đề nổi lên!

Lũ lụt, nước ngập nhưng nhiều vấn đề không thể chìm!

Điều đầu tiên tôi thấy là “TÌNH NGƯỜI”, vẫn là thế, dẫu ai đó có thể bày tỏ hoài nghi với câu nói “người Việt giàu lòng yêu nước thương nòi” khi lật dỡ những mặt trái trong một xã hội mà mọi thứ đều đang định hình, chắp vá.

Thấy đấy! Những ngày này, dọc ngang những con đường hối hả từng đoàn xe chở đầy mì gói, nước lọc, nhu yếu phẩm đến với người dân vùng lũ. Những vật phẩm có thể nói “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Song, sau tất cả đó phần NGƯỜI đã động lay khi đồng bào mình gặp hoạn nạn.

Mạng xã hội những ngày này ngập tràn sắc màu yêu thương, hàng loạt hình ảnh giàu cảm xúc khó nói thành lời. Sắc áo xanh, màu áo vàng cùng hòa quyện vào nhau - không quản ngại khó khăn gian khổ, hiểm nguy cốt chỉ để xích lại gần nhau hơn.

Từ miền Bắc, trong miền Nam, kiều bào ở nước ngoài đã í ới lời hiệu triệu, những chiếc xe bắt đầu lăn bánh, tôi thật sự xúc động khi thấy trên tấm pano trước mui xe chở hàng thiện nguyện treo dòng chữ “TẤT CẢ HƯỚNG VỀ KHÚC RUỘT MIỀN TRUNG THÂN YÊU”.

Tôi đã thấy một “xã hội yêu thương, một cộng đồng gắn kết” hiện diện thật rõ ràng. Họ - không ai chờ ai mà tất cả cùng hành động, không chỉ tổ chức chuyên nghiệp mà còn cả hội nhóm “lâm thời” tự nhiên sinh ra để đoàn kết nhau lại.

Họ - không chỉ là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ, đơn vị nhà nước như thường lệ, mà giờ đây cả học sinh, sinh viên, cánh xe ôm, hội chơi facebook, chị làm móng, anh thợ hồ,…miễn là có cơm ăn thì sẵn sàng chia sẻ chút cháo.

Những bạn trẻ Gio Linh tự tập hợp để đến với vùng lũ

Những bạn trẻ Gio Linh tự tập hợp để đến với vùng lũ

Người Việt thật lạ lùng! Lúc yên bình sẵn sàng tranh đấu với nhau từng đồng một, nhưng khi hoạn nạn họ liền phát tâm đồng loạt, chẳng tính toán, so đo, chẳng nề hà anh, tôi. Phải chăng đấy là một “đặc tính dân” tộc thời kỳ mới?

Và tôi cũng thấy, dường như tất cả đã choáng váng trước trận lụt này! Mặc dù ngày nay công nghệ dự báo thiên tai đã vượt rất xa cách đây 2 thập kỷ và vô cùng chính xác.

Nhưng, cả một vùng ngập trắng mênh mông ở Hải Lăng (Quảng Trị) không có lấy một đường dây “nóng” để kêu cứu khi khẩn cấp; cả một địa bàn rất nhạy cảm với nước non cũng chỉ có lèo tèo vài chiếc thuyền mỏng mảnh - đến nỗi đoàn cứu trợ thiếu phương tiện di chuyển!

Và chiều 14/10, ở Hải Lăng lại một tin rất buồn được thông báo: Hai bố con 85 và 61 tuổi sống cùng nhau, đã bị chia cắt 7 ngày không điện, không nước, không lương thực, người con 61 tuổi bị té ngã ngâm mình trong nước lạnh quá lâu nên không qua khỏi!

Không phải giữa biển khơi sóng lớn, không phải giữa rừng núi hoang vu mà ngay tại đồng bằng trù phú vẫn có những cái chết quặn lòng như thế. Hàng loạt câu cầu khiến “giá như” hẳn phải xuất hiện với người đủ lòng trắc ẩn.

Giá như chúng ta có đội cứu hộ chuyên nghiệp sẵn sàng túc trực; giá như chúng ta bớt tiêu hoang xài phí để mua sắm thiết bị phòng chống lụt bão; giá như chính quyền nắm rõ hơn thực trạng ngoài phòng họp; giá như lực lượng chức năng tích cực tuần tiễu, rà soát,…

Chẳng vì thế mà ở Phong Điền (Thừa Thiên Huế) chồng đưa vợ đi sinh phải cậy nhờ chiếc xuồng nhỏ xíu của gã ngư phủ nghiệp dư, để rồi người chồng ấy mãi mãi mất đi gia đình khi chỉ cách bờ 20m!

Và tôi cũng thấy, nước lũ lên nhanh khủng khiếp, hiển nhiên là tại trời mưa khiếp khủng. Nhưng tốc độ nước chảy ở hạ nguồn lại có mối quan hệ mật thiết với tình hình ở thượng nguồn.

Còn đâu những cánh rừng nguyên sinh, thực vật cổ thụ làm bức tường chắn nước? Ai còn lưu ý những kiến thức địa lý mà sách giáo khoa đã dạy rất kinh điển? Rừng không có cây, nó là đồi trọc nên nhanh chóng nhũn ra khi mưa thấm xuống.

Mật độ xây dựng thủy điện dày đặc chưa từng thấy!

Mật độ xây dựng thủy điện dày đặc chưa từng thấy! Ảnh: Zing

Thế nên tuyến quốc lộ 9 (Đông Hà - Lao Bảo) vốn vững chãi cũng trở nên “mềm mại” như bánh tráng nướng gặp mưa; sạt lở đất kinh hoàng đã cướp đi tính mạng rất nhiều thành viên đoàn cứu hộ đến với thủy điện Rào Tranh 3 và 4 (Thừa Thiên Huế).

Và tôi còn biết, những cơn đại hồng thủy với miền Trung những năm 1983 và 1999 chỉ là một nỗi sợ. Nhưng lũ lụt ngày ngay người dân còn nơm nớp với mấy quả “bom nước” treo lơ lửng ở thượng nguồn, cả làng quê nháo nhác hốt hoảng khi nghe loa thông báo “thủy điện xả lũ”.

Những Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình đã 21 năm mới có lũ lụt, nhưng đây không phải là cơn lũ bình thường mà lũ chồng lũ. Phải chăng đó là sự phản kháng của thiên nhiên khi con người chẳng từ thủ đoạn nào để khai thác, tận diệt?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thấy gì từ trận lũ kinh hoàng tại Miền Trung? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713584055 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713584055 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10