Thế đứng Trường Sa, Hoàng Sa

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng và chấm dứt hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

>> “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ vững chủ quyền biển đảo

Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng trên biển.

Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng trên biển.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bom rơi, đạn nổ, tên lửa, pháo bắn, người chết, bị thương, cơ sở hạ tầng tan hoang, người dân ‘’màn trời chiếu đất, ly loạn’’, tang thương vẫn diễn ra.

Từ sự thật ấy cho chúng ta thêm trân quý hòa bình. Người dân nhận ra sự đúng đắn của chính sách “ngoại giao cây tre” với lá mỏng, cành mềm, có thể “uốn theo chiều gió”, tránh họa chiến tranh, nhưng cương quyết, rắn chắc “sắc như cật tre”, “cứng như gộc tre” để giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Chúng ta sẵn sàng hy sinh để giữ biển đảo, đất nước của tổ tiên cho muôn đời con cháu. Chúng ta càng tin tưởng thêm, đường lối ngoại giao của các cấp lãnh đạo như “lạt mềm buộc chặt” quyết tâm sắt đá “không đánh đổi chủ quyền với bất cứ một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông nào”.

Biển Đông chưa bao giờ yên sóng, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ dã tâm nuốt trọn biển Đông. Họ không thấy ngại ngùng khi tự nghĩ rồi vẽ lên cái đường lưỡi bò chín đoạn. Rồi tuyên bố chủ quyền tại biển Đông một cách phi lý, dùng sức mạnh quân sự, bất chấp đạo lý tiến hành cải tạo, quân sự hóa trái phép một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO

Bộ Ngoại giao của Việt Nam đã lên tiếng:

“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982”.

Vậy tại sao Trung Quốc lại bất chấp luật pháp, đạo đức, thông lệ quốc tế, thể diện quốc gia để chiếm lấy Biển Đông? Câu trả lời là để hoàn thành “Giấc mộng Trung Hoa” thì bắt buộc phải trở thành cường quốc biển. Trong khi các lối ra biển khác của Trung Quốc bị chuỗi vòng kim cô của Hàn Quốc, Nhật Bản, Philipines dưới sự chỉ đạo của Mỹ thắt chặt. Chưa kể Đài Loan còn nằm án ngữ ngay trước cửa nhà như “thanh gươmDamocles” treo lơ lửng, là nỗi cay đắng, nguy hiểm cho lục địa Trung Hoa.

Lối mở ra duy nhất biển khả thi của Trung Quốc là biển Đông, nơi mà các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, là các quốc gia có tiềm lực được đánh giá là yếu hơn Trung Quốc. Từng ngày, từng giờ, Trung Quốc đang chuyển hóa sức mạnh kinh tế sang sức mạnh quân sự, phục vụ cho các mưu đồ chiếm trọn vùng biển có vị trí chiến lược này.

Đủ các luận điệu từ ru ngủ “gác tranh chấp, cùng khai thác”, hay đe dọa, hoặc đổ vấy “hành động ấy là do tiểu cục hiểu sai làm bậy”, cũng không bao giờ làm Việt Nam lơ là mất cảnh giác. Vì chỉ cần lơ là mất cảnh giác, hay thế lực suy yếu, thể chế chính trị bất ổn sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc thực hiện tham vọng của mình.

>> Bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Việt Nam và các nước quanh Biển Đông không đơn độc

>> Biển Đông: Việt Nam đang ở phía chính nghĩa

Còn nhớ Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp từng nói: Chữ “sợ" không có trong từ điển thuật ngữ quân sự Việt Nam. Hải quân Việt Nam sẵn sàng giáng trả cho kẻ xâm lược những đòn không thể chịu đựng nổi, khi có ý định dùng vũ lực hòng động đến chủ quyền lãnh thổ biển đảo của Việt Nam.

Tiềm lực thì có thể yếu hơn nhưng lịch sử thì đã chứng minh điều ngược lại, quân đội Việt Nam sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền.

Ngày 14 tháng 03 năm 1988, khi đất nước ta gặp vô vàn khó khăn do lệnh cấm vận của Mỹ cùng chư hầu, cuộc chiến biên giới Tây Nam vắt kiệt nền kinh tế kém phát triển, phần do cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, phần do Liên Xô đồng minh thân cận nhất, suy yếu đứng trước bờ vực sụp đổ. Trung Quốc bất ngờ tấn công chuỗi 06 đảo đá của Việt Nam với ý đồ tạo ra một tuyến dài hơn 300 km cắt ngang Biển Đông, cài răng lược với các cụm đá, đảo hải quân Việt Nam đang bảo vệ, án ngữ yết hầu khống chế toàn tuyến hàng hải huyết mạch đi lại qua Biển Đông, chưa kể nguồn lợi về hải sản, trữ lượng dầu khí nằm dưới lòng biển như mỏ vàng đen khổng lồ. Máu các chiến sĩ hải quân đã đổ, có người thân thể hòa vào sóng nước, linh hồn thác đi thành thủy thần giữ biển. Tất cả những điều ấy nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta không để mất một hạt cát, viên sỏi nào nữa tại Trường Sa.  

Ai từng rưng rung chứng kiến khi từng viên gạch chuyển ra Trường Sa, Hoàng Sa xây dựng, viên nào cũng thắm tình tổ quốc, từng viên được in hình quốc huy Việt Nam để khẳng định chủ quyền. Trường Sa, Hoàng Sa không xa mà nằm gần ngay trong trái tim, khối óc của người Việt Nam yêu nước.

Để Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đanh thép cất lên:

“Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng và chấm dứt hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông”.

Giữ cho vững thế đứng Trường Sa, Hoàng Sa như “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thế đứng Trường Sa, Hoàng Sa tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711673381 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711673381 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10