Nhiều quốc gia trên thế giới, Chính quyền không tham gia quá sâu vào quá trình thực hiện bảo tồn của người dân. Họ khuyến khích bằng chính sách cho dân tự làm và hỗ trợ kinh phí ở mức thương lượng.
Singapore là một quốc đảo có tuổi đời còn khá trẻ, nhưng trải qua những giai đoạn của lịch sử, những di tích, kiến trúc mang tính văn hóa đa dạng của nhiều chủng tộc người như: Người Hoa, người Ấn tạo nên các khu phố có kiến trúc riêng biệt.
Khuyến khích tư nhân tham gia
Cũng chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, Singapore đối mặt với các tác động làm ảnh hưởng đến những di tích lịch sử ấy. Nhưng bởi lẽ đây là một quốc đảo nên không có nhiều diện tích đất phục vụ nông nghiệp hay công nghiệp mà chủ yếu nguồn thu đến từ du lịch.
Vì thế chính phủ Singapore ngay từ những năm 1989 đã đưa việc bảo vệ di sản văn hóa và lịch sử vào những hướng dẫn và chính sách để bảo vệ thành một hệ thống pháp luật. Singapore cũng là một nước thành công hàng đầu trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử của các phố cổ.
Để cân bằng giữa bảo tồn lịch sử và phát triển kinh tế, Singapore đã áp dụng cách trùng tu giảm thiểu tối đa các thiệt thòi, tổn thất của chủ công trình, bên cạnh đó khuyến khích thành phần tư nhân tham gia bảo tồn cùng Chính phủ. Đặc biệt nhấn mạnh vào việc bảo vệ thành phố cổ phải được kết hợp với bảo vệ môi trường, xem việc chỉ đơn giản giữ lại tòa nhà là vô nghĩa.
Có thể bạn quan tâm
06:30, 12/07/2019
07:00, 11/07/2019
10:00, 09/07/2019
06:30, 08/07/2019
10:35, 04/07/2019
11:00, 01/07/2019
Do đó, chính phủ Singapore chủ trương phải bảo vệ vùng đất ngập nước cảnh quan, văn hóa lịch sử và ký ức đô thị, sau đó xây dựng các thành phố mới bên ngoài các khu vực được bảo vệ. Ý tưởng thống nhất chung dựa trên nguyên lý “các tòa nhà lịch sử là các tòa nhà hiện đại của quá khứ, và các tòa nhà hiện đại là các tòa nhà lịch sử của tương lai”.
Ở khu vực có niên đại lâu đời nhất, các công trình được bảo tồn toàn bộ và trùng tu. Đặc biệt, Chính phủ nước này nhấn mạnh quan điểm “sửa cũ như cũ”, tức là giữ lại tối đa những kiến trúc của các căn nhà, dãy phố trong phố cổ, cẩn trọng và tinh tế trong từng khâu cải tạo, phục dựng.
Còn khu vực gần trung tâm các thành phố cổ này, nhà nước cho phép việc cơi nới, xây thêm các khối phía sau công trình để tăng không gian sống, tuy nhiên cần phải thấp hơn mái trước, không thể nhìn thấy từ dưới lên.
Chính phủ Singapore đã thiết lập một đường đỏ hoàn toàn nghiêm ngặt cho việc cải tạo các tòa nhà cũ. Không ai có thể vượt qua, nhưng trong đường đỏ, các nhà phát triển có mức độ tự chủ cao và giải quyết vấn đề bằng cách tiếp cận nhu cầu thị trường. Đặc biệt khuyến khích tư nhân góp phần cải tạo theo diện đầu tư, lấy người dân làm chủ thể, du lịch dịch vụ nâng cao chất lượng sống.
Không thể mãi trông chờ chính quyền
Là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh cũng như thiên tai động đất, sóng thần, tuy nhiên Nhật Bản có đến 18 Di sản Văn hóa thế giới được Unesco công nhận.
Mặc dù là một quốc gia phát triển hiện đại hàng đầu thế giới nhưng công tác bảo tồn các khu di tích, làng, phố cổ luôn được xem trọng. Đến Nhật Bản, không khó để bắt gặp những căn nhà cổ xen lẫn giữa phố thị hiện đại, được bảo tồn một cách kỹ lưỡng. Tại quốc gia này, việc bảo tồn, tu sửa các kiến trúc cổ được quy định rõ ràng về kỹ thuật theo quy chế bảo tồn văn hóa di sản, các kỹ thuật viên làm công tác bảo tồn cũng được đào tạo bài bản riêng biệt.
Không chỉ là tu bổ theo các dự án, điểm riêng biệt của công tác bảo tồn phố cổ ở Nhật Bản đó là bảo tồn định kỳ, tăng cường phòng cháy chữa cháy, có nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm trên từng công trình. Công việc này được sự giám sát và tài trợ trực tiếp bởi nhà nước và chính quyền địa phương.
Tại Nhật Bản, công tác bảo tồn các khu phố cổ không chỉ là bảo tồn dựa trên những căn nhà, những kiến trúc sẵn có mà còn cả những khu phố được phục dựng.
Bài học kinh nghiệm qua nghiên cứu bảo tồn ở các thành phố Kawagoe, Nagahama, Sawara (Nhật Bản) đều cho thấy: Muốn bảo tồn thành công, phải do chính người dân đứng ra làm. Chính người dân địa phương đã đưa ra phương án và quy tắc bảo tồn, do thương nhân địa phương thực hiện.
Họ chỉ đệ trình lên Chính phủ để được bảo vệ dưới luật với tư cách là một khu phố cổ. Chính quyền đã không (và không thể) can thiệp quá sâu vào quá trình tôn tạo bảo tồn. Người dân địa phương các khu phố cổ Nhật Bản nhanh chóng lập nên được một công ty cộng đồng, hay các hội đồng địa phương, do một thương nhân trong vùng đứng đầu.
Chính quyền địa phương và trung ương của Nhật Bản cũng không tham gia quá sâu vào quá trình thực hiện bảo tồn của người dân. Họ khuyến khích bằng chính sách cho dân tự làm, bảo hộ bằng luật khi đã công nhận di sản, và hỗ trợ kinh phí ở mức thương lượng (dưới 50%).
Ở Pháp, mọi bảo tồn đều lấy người dân đang sinh sống trong khu vực làm trung tâm. Theo đó, hầu như không ai ủng hộ phương án giãn dân ra khỏi khu vực này (như cách chúng ta đã tính đến), và người dân cũng không ai muốn đi.
Giáo sư Paullet Girard đến từ ĐH Toulouse dẫn chứng về thành phố cổ Bordeaux được bảo tồn, nhưng rất ít người dân địa phương ở lại sinh sống. Dù đã trở thành điểm du lịch, nhưng Bordeaux vẫn thiếu hơi thở của cuộc sống kinh tế địa phương.
Trong bản chiến lược phát triển tổng thể, ông Normand Rodigue, đại diện UNESCO Việt Nam cũng nhấn mạnh đầu tiên đến việc "nâng cao điều kiện sống và khuyến khích các thành viên tham gia giữ gìn khu phố cổ".