Đâu sẽ là kết quả cuối cùng của cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong vài ngày tới?
Liệu cả hai bên sẽ kí kết một thỏa thuận có thể thỏa mãn đôi bên để cho phép phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên? Hay là một tuyên bố hòa bình cuối cùng để có thể kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên?
Washington sẽ cung cấp một số loại biện pháp tương ứng trên thế giới? Hoặc, có phải hội nghị thượng đỉnh này là sự khởi đầu của quãng thời gian căng thẳng sẽ sớm theo sau?
Theo ý kiến của đa số các chuyên gia quan sát, kết quả được mong đợi không phải là một tuyên bố mới, hay những cái bắt tay và khuôn mặt tươi cười, mà là một kế hoạch hành động đầy đủ cho phi hạt nhân hóa.
Có thể bạn quan tâm
21:22, 18/02/2019
11:00, 15/02/2019
11:00, 13/02/2019
20:16, 11/02/2019
Graham Allison, Giáo sư tại Harvard Kennedy School of Government và đồng thời là Cố vấn đặc biệt cho Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống Ronald Reagan đã có nhận định về vấn đề này.
Ông cho rằng, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Dan Coats đã đúng khi nói rằng Triều Tiên khó có thể loại bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình vì điều này rất quan trọng đối với sự sống còn của chế độ.
Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Mike Pompeo cũng tuyên bố rằng Hoa Kỳ ngày nay đã trở nên an toàn hơn khi Tổng thống Trump nhậm chức.
“Đánh giá triển vọng cho hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim, chúng ta nên hỏi: Điều gì quan trọng nhất đối với lợi ích quốc gia Mỹ?”, ông Mike đặt câu hỏi.
Trong trường hợp này, hệ thống phân cấp các mối quan tâm của Mỹ là: (1) không có vụ nổ hạt nhân trên đất Mỹ; (2 & 3) xóa bỏ khả năng Triều Tiên tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân và không để xảy ra cuộc Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai (khi có nguy cơ kéo Mỹ và Trung Quốc vào chiến tranh); (4) không bán vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cho những kẻ khủng bố; (5) không có tên lửa nào của Triều Tiên có khả năng vận chuyển vũ khí hạt nhân chống lại quân đội và đồng minh Mỹ; (6) không sản xuất thêm vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa có thể vận chuyển vũ khí.
Trong quá khứ, Triều Tiên đã đứng trước ngưỡng cửa đáng tin cậy để chứng minh rằng họ có thể cung cấp đầu đạn hạt nhân chống lại nước Mỹ. Cuộc phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM tháng 11/2017 đã chứng minh rằng Triều Tiên có thể mang vũ khí hạt nhân đến bờ Tây nước Mỹ, nhưng vẫn thiếu một phương tiện thử lại đáng tin cậy để đạt được mục tiêu này.
Nếu hội nghị thượng đỉnh sắp tới kết thúc với cam kết có thể kiểm chứng từ Triều Tiên để loại bỏ tất cả các chương trình hạt nhân và không sản xuất thêm tên lửa, đổi lại tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, đó sẽ là một thành tựu quan trọng.
Mặt khác, Triều Tiên có thể tiến hành các bước loại bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân theo đề nghị của Mỹ để đổi lấy lệnh trừng phạt từ Hàn Quốc và Mỹ; đồng thời khôi phục quan hệ ngoại giao, đầu tư và thậm chí bình thường hóa quan hệ với Mỹ thì điều này sẽ được tính như một thành tựu lịch sử.
Đồng tình với quan điểm này, Charles K. Armstrong là Giáo sư Hàn Quốc học tại Đại học Columbia nhận định, “Con đường phía trước trong quan hệ Mỹ-Triều Tiên sẽ còn dài và khó khăn. Nhưng hiện tại, ít nhất đó là một con đường tránh xa xung đột và hướng tới hòa bình”.
Cho đến thời điểm hiện tại, Triều Tiên vẫn duy trì việc đóng băng thử nghiệm, đồng thời thực hiện một số bước để tháo dỡ các cơ sở tên lửa và hạt nhân nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đưa ra danh sách các địa điểm hạt nhân của Mỹ.
Cuộc đối đầu của Mỹ với Triều Tiên đã kéo dài gần bảy mươi năm, và cho đến thời điểm hiện tại, đây là cuộc xung đột dài nhất trong lịch sử Mỹ. Và khó có thể mong đợi một quyết định lịch sử như vậy sẽ được đưa ra vào phần còn lại của một cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo của hai nước được diễn ra trong vài ngày.
Một kết quả thực tế hơn có thể diễn ra sẽ là Mỹ giảm bớt các lệnh trừng phạt dần dần trong khi Triều Tiên duy trì đóng băng trong thử nghiệm vũ khí và thực hiện từng bước để phá bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa dưới sự giám sát của các quan sát viên quốc tế.
Bình thường hóa quan hệ Mỹ - Triều Tiên có thể là kết quả cuối cùng của quá trình này; trong khi đó, một tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc giảm căng thẳng.
Tất nhiên, không có gì chắc chắn rằng hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai sẽ dẫn đến tuyên bố hòa bình hoặc khuôn khổ hoạt động phi hạt nhân hóa. Nhưng cả hai chính phủ đã đặt nền tảng cho các cuộc đàm phán trong những tuần gần đây đã đưa những nội dung liên quan qua việc trao đổi các đặc phái viên và các cuộc thảo luận ở nhiều cấp độ nhằm thiết lập chương trình nghị sự cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Trong khi đó, một số ý kiến bày tỏ sự nghi ngại về việc Triều Tiên sẽ đồng thuận với việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Cho đến nay, có rất ít bằng chứng cho thấy ông Kim Jong-un có thể đi xa đến thế.
Zhu Feng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Nam Kinh, chỉ ra rằng, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un rõ ràng đã đòi hỏi rất nhiều trước khi ông có một sự khởi đầu đáng kể đối với việc giải trừ hạt nhân.
Trên thực tế, ông Kim Jong-un rất cần đạt được thỏa thuận với Tổng thống Trump. Ông muốn một tuyên bố chấm dứt hoàn toàn Chiến tranh Triều Tiên, những cam kết về các biện pháp an ninh ở Bán đảo Triều Tiên và quan trọng nhất là dỡ bỏ hoặc ít nhất là dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Có thể gần như chắc chắn rằng ông Kim Jong-un sẽ nghiêm túc hơn cha mình về việc thực hiện các cam kết phi hạt nhân. Mặt khác, ông cũng tự tin về khả năng tấn công kho vũ khí hạt nhân và ICBM của Bình Nhưỡng.
“Do đó, việc từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của ông ấy và thậm chí chấp nhận thanh tra hạt nhân để đổi lấy viện trợ kinh tế và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế. Nhưng ông sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ yêu cầu giải quyết tổng thể và nhanh chóng khả năng hạt nhân của đất nước mình”, ông Zhu nói.
Kết quả tốt nhất từ hội nghị thượng đỉnh Kim-Trump lần thứ hai với trọng tâm là Triều Tiên tiếp tục dừng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, đồng thời nước này cũng hứa sẽ hạn chế các kho dự trữ hạt nhân hiện có và đề nghị đóng cửa lò phản ứng 5 MW tại Yongbyon.
Bổ sung thêm ý kiến về câu chuyện này, chuyên gia John S. Van Oudenaren nói rằng, Mỹ cũng có thể mở một văn phòng liên lạc ở Bình Nhưỡng, đồng ý tuyên bố hòa bình và đồng ý để giữ vũ khí hạt nhân của mình bên ngoài Bán đảo Triều Tiên, không phải là một lời hứa khó thực hiện kể từ khi Hoa Kỳ từ lâu đã triển khai lại vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình từ bán đảo.
Một kịch bản như vậy không phải là quá xa vời. Rốt cuộc, Trump đang rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Syria và cũng đã thảo luận về việc Mỹ rút khỏi NATO vì ông cảm thấy các thành viên của mình không trả đủ cho đặc quyền được quan đội Mỹ bảo vệ.
Mặc dù Seoul đã chi 864 triệu USD vào năm ngoái để hỗ trợ các lực lượng của Mỹ, nhưng Tổng thống Trump đã liên tục yêu cầu Hàn Quốc tăng gấp đôi số tiền đóng góp của mình lên khoảng 1,6 tỷ USD mỗi năm và dường như điều này đang khiến chính phủ Hàn Quốc băn khoăn.
Cùng với việc các tướng Jim Mattis và H.R. McMaster rời khỏi chính quyền, áp lực từ các trợ lý của Trump đã không còn đủ để ông duy trì sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc. Do đó, mặc dù đây không phải là một kết quả có xác suất cao, chúng ta cần chuẩn bị cho một thỏa thuận sẽ dẫn đến việc Hoa Kỳ rời khỏi các đồng minh thân cận nhất của mình ở Đông Bắc Á.
Có lẽ những gì thế giới sẽ thấy từ hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai là sự lặp lại câu chuyện cũ giữa các nhà lãnh đạo ở Singapore. Tổng thống Trump vẫn rất tự tin về sự thuyết phục của mình trong khi ông Kim Jong-un liên tục khẳng định sẵn sàng phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Nhưng cả hai đều có chung mối quan tâm giống nhau về các giải thưởng trên thế giới mà họ đang đạt được. Sự khác biệt là những gì Trump muốn là chiến thắng về mặt chính trị, trong khi những gì ông Kim tìm kiếm là thắng lợi về kinh tế.