Thế giới đang đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tìm hiểu về biến chủng Omicron.
>>Những đột biến của Omicron tiết lộ những gì?
Theo một nghiên cứu mới vừa được CDC Mỹ công bố, thời gian ủ bệnh của F0 nhiễm chủng Omicron có thể rơi vào khoảng 72 tiếng, ngắn hơn so với các chủng khác. Người nhiễm Omicron có thể có triệu chứng, xét nghiệm dương tính và có khả năng lây virus cho người khác chỉ sau 3 ngày, ngắn hơn so với mức 4-6 ngày của Delta và chủng gốc.
Nghiên cứu được thực hiện đối với cụm dịch Omicron gồm 6 người trong độ tuổi 11-48 thuộc cùng hộ gia đình tại bang Nebraska (Mỹ). Kết quả cho thấy, nghiên cứu cũng cho biết 6 người này có triệu chứng nhẹ. Cả 6 người đều mô tả mức độ ốm lần này tương đương hoặc nhẹ hơn lần đầu mắc Covid-19.
“5 ca tái nhiễm, bao gồm một ca đã tiêm chủng đầy đủ, có thể là do miễn dịch giảm dần, khả năng Omicron vượt qua một phần miễn dịch, hoặc cả hai”, ghi chép từ nghiên cứu nêu rõ. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nguyên nhân khiến các hội chứng lâm sàng nhẹ hơn hoặc gây ra các triệu chứng khác biệt là mức độ miễn dịch hiện có hay là sự thay đổi trong các đặc điểm lâm sàng của Omicron.
Trước đó, một nghiên cứu ở Na Uy được thực hiện với một ổ dịch Omicron lớn sau tiệc Giáng sinh cũng cho thấy thời gian ủ bệnh của chủng này rơi vào khoảng 3 ngày. Hiện chưa rõ thời gian bệnh nhân có thể phát tán virus cho người khác sẽ kéo dài trong bao lâu.
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rủi ro tổng thể liên quan tới biến chủng mới đáng lo ngại Omicron vẫn ở mức rất cao. Các chứng cứ nhất quán cho thấy Omicron lây lan dễ dàng hơn Delta với thời gian tăng gấp đôi từ 2 tới 3 ngày. WHO cũng bổ sung thêm, số ca mắc do biến chủng này đang tăng nhanh tại một số nước, bao gồm Mỹ và Anh, hai nơi mà Omicron đã trở thành chủng áp đảo.
Đáng chú ý, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thông báo, từ những dữ liệu ban đầu, xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể bỏ sót người nhiễm biến chủng Omicron, đồng nghĩa với việc cung cấp kết quả âm tính giả. Chính vì vậy, cơ quan này khuyến cáo, nếu kết quả xét nghiệm nhanh âm tính nhưng có triệu chứng, hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh, người dân nên xét nghiệm PCR để xác nhận lại.
Tuy nhiên, theo John Bell, nhà miễn dịch học hàng đầu của Anh, thế giới trong năm 2020 sẽ không phải đối mặt với cảnh tượng như một năm trước, khi các phòng chăm sóc tích cực chật kín bệnh nhân và soosca tử vong cao mỗi ngày. “Và tôi nghĩ là chúng ta nên an tâm rằng điều này sẽ được duy trì”.
Dù số ca nhập viện đã tăng trong các tuần gần đây giữa lúc Omicron lây lan trong cộng đồng, căn bệnh này dường như ít nghiêm trọng hơn. Thời gian nhập viện trung bình đã giảm xuống 3 ngày, trong khi số bệnh nhân cần thở oxy dòng cao cũng đi xuống, theo giáo sư Bell phân tích.
>>Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên
Trên thực tế, trong nhiều làn sóng Covid-19, bao gồm Delta và Omicron, “số trường hợp mắc bệnh nặng và tử vong vì căn bệnh này về cơ bản đã không thay đổi kể từ khi chương trình tiêm chủng được các quốc gia triển khai rộng rãi. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh việc cần tiêm thêm bao nhiêu mũi vaccine tăng cường để tăng khả năng miễn dịch đối phó với Omicron.
Một số chuyên gia ủng hộ ý tưởng tiêm hơn ba liều vaccine Covid-19, giống chiến dịch tiêm chủng viêm gan B, để tăng miễn dịch chống lại chủng Omicron. Thực tế, Israel đã áp dụng chiến lược tiêm vaccine mũi thứ tư cho nhóm thử nghiệm gồm các nhân viên y tế kể từ ngày 27/12.
Kent Sepkowitz, bác sĩ tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York cũng ủng hộ quan điểm trên. Ông cho rằng tiêm đủ vaccine và liều tăng cường là phương pháp tốt nhất giúp đẩy lùi đại dịch. Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), vaccine Pfizer đạt độ bảo vệ khoảng 80% sau ba liều. Dữ liệu sơ bộ của Đại học Hoàng gia London về cả hai loại vaccine mRNA được sử dụng ở Mỹ cũng chỉ ra rằng hiệu quả liều thứ ba dao động từ 55% đến 80%.
Dù vậy, theo nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Anh, khả năng ngăn ngừa lây nhiễm nCoV có triệu chứng của liều vaccine thứ ba sẽ suy giảm trong vòng 10 tuần sau tiêm. Đối với những người đã tiêm ba liều vaccine Pfizer, hiệu quả giảm từ 70% xuống 45% trong 10 tuần. Người tiêm hai liều Pfizer và liều tăng cường Moderna có kết quả khả quan hơn. Vaccine vẫn bảo vệ 75% trong tối đa 9 tuần.
Mặc dù vậy, một số ý kiến cho rằng, vấn đề chủ yếu nằm ở những người chưa tiêm chủng. Do đó, sự lây nhiễm đáng báo động của Omicron sẽ góp phần thúc đẩy những người còn do dự đi tiêm vaccine, bảo vệ sức khỏe của cá nhân mỗi người và cả cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm
Chuyên gia nói gì về mức độ nguy hiểm của biến thể Omicron tại Việt Nam?
13:02, 29/12/2021
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên
12:47, 28/12/2021
Hà Nội cách ly tập trung người về từ vùng có biến thể Omicron
11:01, 28/12/2021
TP HCM bác thông tin Bệnh viện FV phát hiện ca mắc biến chủng Omicron
14:05, 27/12/2021
Phát hiện mới về biến chủng Omicron
07:00, 24/12/2021