The KAfe thất bại và bài học cho các Start-up trẻ

Diendandoanhnghiep.vn Thị trường chuỗi kinh doanh cà phê tại Việt Nam thời gian qua đã chứng kiến hàng loạt “ông lớn” phải lần lượt rút khỏi thị trường, trong đó có The KAfe.

Được biết, chuỗi cửa hàng cà phê The KAfe do Đào Chi Anh gây dựng, từng được xem là biểu tượng của giới khởi nghiệp (startup) Việt khi huy động được tới 5,5 triệu USD từ một nhà đầu tư nước ngoài.

The KAfe đã không thể tạo ra khác biệt cho thương hiệu của mình.

The KAfe không tạo ra được sự khác biệt cho thương hiệu của mình.

Bình luận về những chuỗi kinh doanh cà phê phải rút khỏi thị trường, một số ý kiến chuyên gia kinh tế cho rằng, đó là do những thương hiệu này không biết cách thâm nhập, không có chính sách nghiên cứu thị trường đúng đắn, đặc biệt là với một thị trường cà phê đặc thù như ở Việt Nam.

4 điểm nhấn “đáng tiếc”

Từ đây, dẫn đến 2 sai lầm lớn nhất, đó là chọn phân khúc khách hàng không phù hợp và chọn mặt bằng không hợp lý. Nhiều chuỗi cà phê thường nhắm đến phân khúc khách hàng cao cấp, giới doanh nhân, người thu nhập cao… nói chung là một bộ phận khách hàng không nhiều và khá khó tính.

Và muốn thành công, chuỗi cửa hàng thường phải có cho riêng mình những hương vị, bản sắc đặc thù pha lẫn với nhiều yếu tố bản địa để được khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, việc quá cứng nhắc trong chính sách nhượng quyền khiến nhiều chuỗi cửa hàng không kịp thay đổi theo nhu cầu của thị trường, dẫn đến việc nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Một vấn đề khác mà những chuỗi cửa hàng cà phê thường gặp phải là mặt bằng. Cuộc cạnh tranh để giành những vị trí đắc địa ở các thành phố lớn đã khiến giá thuê mặt bằng hiện đã ở mức rất cao. Nếu thương hiệu đưa ra một quyết định sai lầm, hoặc việc kinh doanh bị đình trệ trong một thời gian, thì họ sẽ phải nhận về những kết quả rất tồi tệ.

Chia sẻ về việc The KAfe phải rút khỏi thị trường, bà Phùng Thị Phương - Giám đốc chiến lược thương hiệu miền Bắc của Công ty Richard Moore Associates đánh giá, sai lầm đáng tiếc của The KAfe, nằm ở sự “khác biệt”, với 4 điểm dễ nhận thấy nhất, đó là thiếu các chiến lược khác biệt, ngành nghề kinh doanh không rõ ràng, sản phẩm nhàm chán và một không gian thương hiệu thiếu điểm nhấn.

Theo đó, nếu trước đây quán cà phê chuyên phục vụ đồ uống, nhà hàng chuyên phục vụ đồ ăn, thì hiện nay nhà hàng có phục vụ cả đồ uống, còn quán cà phê nào cũng có thể phục vụ thêm đồ ăn. Vì vậy, mô hình kết hợp ăn và uống như The KAfe, điều khiến họ khác biệt và thành công khi vừa xuất hiện, ngày nay đã không giữ được sức hút và tạo ra thế mạnh nữa.

"Cũng từ đây, khách hàng cũng bối rối khi không biết gọi The KAfe là gì, bởi cả ăn và uống họ đều chưa thực sự nổi bật”, bà Phương cho biết.

Vẫn theo bà Phương, nếu xét về hương vị cà phê, họ không có dòng sản phẩm tạo ấn tượng mạnh như Trung Nguyên, như Starbucks. Còn về thức ăn, thực đơn lại quá nhiều món mang phong cách Âu và Á kết hợp, nên rất khó gọi họ là cơm trưa văn phòng hay ẩm thực nhà hàng.

Cuối cùng, bởi The KAfe hướng tới một không gian bài trí hiện đại và sang trọng, nên sẽ buộc phải cạnh tranh với các thương hiệu nhượng quyền tới từ bên ngoài – những thương hiệu hàng đầu không chỉ mang đến cho khách hàng sự sang trọng, hiện đại mà còn chứa đựng trong đó cả những khác biệt đến từ điểm nhấn văn hóa của quốc gia họquố”

“Đó cũng là điều mà The KAfe đã không thể tạo ra khác biệt cho thương hiệu của mình. Và đây cũng là bài học mà không chỉ giới kinh doanh cà phê, mà tất cả các doanh nghiệp đều phải quan tâm khi tham gia vào thị trường…”, bà Phương bày tỏ.

Không có con đường trải “hoa hồng”

CEO The Kafe - Đào Chi Anh đã từng là tấm gương start-up cho hàng nghìn bạn trẻ. Bỏ công việc nghìn đô tại một tập đoàn nước ngoài nổi tiếng; cô quay về đầu tư vào xây dựng một cửa hàng cà phê mang đậm chất hiện đại; với đồ ăn kèm Á – Âu.

Thất bại của The KAfe và Đào Chi Anh đã đưa ra một hiện thực rằng, con đường Start-up chưa bao giờ là dễ dàng.

Thất bại của The KAfe đã cho tháy rằng, con đường Start-up chưa bao giờ là dễ dàng.

Vừa ra mắt, chuỗi nhà hàng này đã lập tức thu hút giới trẻ với bằng chứng là luôn luôn kín chỗ ngay tuần lễ đầu tiên. Người ta đến đây không chỉ để thưởng thức đồ ăn, đồ uống; mà còn để check-in tại địa điểm đang hot nhất tại Hà Nội.

Cứ thế cứ thế, The Kafe nổi lên như một hiện tượng trong giới “Cà Phê”. Đứng trước những đối thủ lớn đã ghi dấu ấn như Starbucks, Highlands, Trung Nguyên… The Kafe như thổi một làn gió mới cho giới trẻ sành cà phê.

Liên tiếp sau đó là chuỗi các thương hiệu từ The KAfe, The Kafe Vintage, The Kafe Box, The Burger Box nổ ra. Cùng với mở rộng đến 26 cửa hàng ở cả Hà Nội và Sài Gòn. Những thành công nhanh chóng tưởng chừng như sẽ còn đưa The KAfe trở thành môt trong những trụ cột của Start-up Việt.

Nhưng bất ngờ, năm 2016 hoạt động của thương hiệu này chững lại. Khách hàng không còn cảm thấy hot như những năm đầu. Tiếp sau đó, lùm xùm về chiếm dụng vốn kinh doanh khiến cho The KAfe rơi vào quên lãng.

The KAfe bị đối tác tố chây ì công nợ và chiếm dụng vốn kinh doanh đến hàng tỷ đồng. Chưa biết ai đúng ai sai, nhưng scandal này đã khiến The KAfe ảnh hưởng không nhỏ.

Người ta bắt đầu thấy các cửa hàng của The KAfe liên tiếp đóng cửa, tháo biển và được sang nhượng. Rồi đến khi CEO Chi Anh đăng tải thông báo sẽ chính thức rời khỏi vị trí CEO của The KAfe.

Thì lúc đó, người ta ngầm hiểu rằng, thương hiệu đình đám này có lẽ đã thực sự chấm dứt. Thất bại của The KAfe và Đào Chi Anh đã đưa ra một hiện thực rằng, con đường Start-up chưa bao giờ là dễ dàng và trải đầy hoa hồng.

Rất nhiều chuyên gia đã đưa ra nhận định cho sự thất bại của chuỗi “cà phê triệu đô” này. Có người cho rằng là do vấn đề tài chính, có người cho là do quản lý doanh nghiệp còn kém hoặc do CEO chưa biết giải quyết truyền thông… Nhưng dù là lý do gì, nhìn dưới góc độ nào thì đây cũng là bài học xứng đáng cho “ảo tưởng” của các Start-up trẻ.

Trong khi thị trường cà phê ngày càng bão hòa, hàng loạt start-up cà phê nở ra trong khi các thương hiệu lớn thì vẫn lừng lững. Đó là một thị trường đầy sức cạnh tranh và mỏng manh đối với các chuỗi nhà hàng. Đó là chưa kể “concept” rất dễ bị sao chép thậm chí còn sao chép tốt hơn. Nếu không vững tâm lý và luôn làm mới mình, theo lẽ tất yêu sẽ bị đào thải.

Ngoài ra, thành công đến quá sớm và được tung hô khiến chuỗi cà phê này ảo tưởng và ngủ quên trên chiến thắng. Đây cũng là yếu tố mà các start-up trẻ mắc rất nhiều. The Coffee House nhận được số vốn đầu tư khủng, đồng nghĩa với việc thêm gánh lực lớn từ phía nhà đầu tư.

Chuỗi sau đó chỉ chăm chăm hoàn thành chỉ tiêu của nhà đầu tư mà quên mất giá trị ban đầu của thương hiệu. Trong khi ngày càng nhiều các thương hiệu mới, độc, thú vị nổi lên.

Như vậy, hành trình Start-up lừng lẫy của Đào Chi Anh đã khép lại. Cái mà cô thu được rất nhiều nhưng thất bại nhận lại thì cũng không ít. Đây cũng là bài học cho các Start-up trẻ, những người mới nhìn thấy cái lợi của việc Start -up đã vội lao ngay vào thị trường.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết The KAfe thất bại và bài học cho các Start-up trẻ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713913234 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713913234 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10