Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, virus corona vẫn tiếp tục biến đổi và đã có 8 biến thể đang lan truyền trên toàn cầu.
Trích dẫn New York Daily News, chủng VirusCorona mới này đã phân chia thành các chủng khác tương tự kể từ khi lây lan từ động vật sang người.
Thông thường, mọi loại virus đều tiến hoá rồi biến đổi khi chúng được nhân rộng và lây lan trong một quần thể lớn. Tỷ lệ đột biến của COVID-19 hiện được các nhà khoa học ghi nhận khoảng hai biến thể mỗi tháng. Đây là việc hoàn toàn bình thường đối với virus. Cúm và cảm lạnh thông thường có tỷ lệ đột biến tương tự. Thậm chí cúm còn cho kết quả đột biến nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm
21:20, 31/03/2020
19:13, 31/03/2020
19:04, 31/03/2020
18:26, 31/03/2020
Tuy nhiên, COVID-19 lại có chức năng “hiệu đính” để làm giảm sai sót trong chu kỳ sao chép. Theo các nhà nghiên cứu, các virus sau khi sao chép không thay đổi nhiều và cũng không nguy hiểm hơn virus nguyên mẫu.
Tương tự, các chuyên gia Stanley Perlman của Đại học Iowa và Benjamin Neuman của Đại học Texas A&M cũng xác nhận chủng virus này đang khá ổn định và không có đột biến đáng kể nào. Nhưng nếu dịch bệnh có xu hướng kéo dài, chỉ một đột biến nhỏ ở virus chủng mới cũng có thể gây tác động to lớn tới đại dịch COVID-19.
Mặc dù vậy, cho đến nay, các biến thể mới chỉ khác đi một chút, không có sự thay đổi về mức độ gây tử vong. Việc các quốc gia ghi nhận số ca tử vong cao do nhiễm COVID-19 không đến từ sự đột biến của virus mà phần lớn là do các yếu tố ngoại cảnh tác động.
Hiện bức tranh về virus vẫn chỉ như những nét phác thảo, nhưng trước mắt, những biến thể ở cấp vi mô đang giúp giới nghiên cứu lập bản đồ lây truyền của mầm bệnh trên thế giới.
Mặc dù vậy, dựa trên các bộ gen ghi nhận được, các chuyên gia cảnh báo, nhóm protein hình gai của viruscorona chủng mới mạnh gấp 4 lần so với "người anh em" của nó đã gây ra dịch Sars năm 2002. Điều đó có nghĩa là các giọt bắn chứa virus corona mới được con người hít qua mũi hoặc miệng có thể gắn vào các tế bào ở phần trên của khí quản, và chỉ cần lượng virus tương đối nhỏ cũng đủ để lây nhiễm.
Bên cạnh đó, giáo sư virus học Jonathan Ball, Đại học Nottingham khuyến nghị, các quốc gia không nên "chạy đua" trong việc điều chế vắc xin mà bỏ qua các giai đoạn cần thiết trong việc thử nghiệm vắc xin chống COVID-19.
Chính vì vậy, biện pháp giãn cách xã hội đang là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc phòng chống sự lây lan của COVID-19. Theo mô hình tính toán được phát triển bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh), nếu các quốc gia không áp dụng “giãn cách xã hội”, sẽ có khoảng 40 triệu người trên toàn thế giới tử vong.
Tuy nhiên, thiệt hại có thể giảm đi một nửa và các hệ thống y tế cũng bớt gánh nặng hơn nếu mọi người hạn chế 40% các cuộc tụ họp xã hội và người già hạn chế tương tác tới 60%. Do đó, việc giãn cách xã hội chuyên sâu cần được tiếp tục duy trì ở một mức độ nào đó song song với mức độ giám sát y tế cao và cách ly nhanh chóng các trường hợp nhiễm bệnh để tránh lây lan diện rộng.
Những kinh nghiệm thực tiễn quý giá về công tác dập dịch tại những thành phố đã từng là tâm dịch COVID-19 làTrung Quốc và Hàn Quốc đã cho thấy, chủ động phòng tránh, trung thực trong khai báo cùng những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt từ chính phủ trong thực hiện cách ly xã hội đã mang lại những hiệu quả tích cực, cuộc chiến chống dịch COVID-19 mới thực sự đem lại kết quả.