Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP HCM và 7 tỉnh sẽ là siêu đô thị có quy mô hàng đầu Đông Nam Á và cả Đông Á - Định hướng này đang là đòn bẩy cho thị trường bất động sản phía Nam.
Người TP.HCM hơn 13 triệu dân là vùng đất hội tụ nhiều dân nhập cư tới làm ăn. Có lẽ, đó cũng từng hoặc đang là đặc trưng của những thành phố năng động, đông dân trên toàn cầu với tốc độ đô thị hóa cao như Bắc Kinh, Thượng Hải, Mumbai, New York…
Hiện tượng giãn dân này là “giấc mơ” của các nhà quản lý địa phương, khi mặt trái của thành phố năng động top đầu thế giới – TP. HCM, theo xếp hạng của Jones Lang Lasalle, vẫn đang hiện hữu. Và giãn dân cũng là một trong những động lực đồng hành cùng chiều phát triển các đô thị vệ tinh, xa hơn là tới các trung tâm đô thị mới xoay quanh hình thái đô thị đa cực của Thành phố.
Theo quy hoạch tới 2025, TP.HCM ngoài phát triển khu vực nội thành cũ, sẽ đẩy mạnh các khu đô thị vệ tinh bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, hình thành các đô thị chức năng trung tâm: đại học, tài chính và công nghệ- khoa học kỹ thuật cao, sinh thái xanh và logistic-thương mại dịch vụ, cụm nhà ở và cửa ngõ kết nối Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, gắn liền và đi xa hơn nữa, để dần là siêu đô thị với bát giác kim cương như mô hình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điểm danh.
Thế nhưng, có một điều đặc biệt là trong khi chờ thành phố phát huy giá trị đầu tàu năng động, các trung tâm đô thị mới của bát giác kim cương xoay quanh TP.HCM lại đã sớm tạo vệt. Cùng với đó, khi sự dồn cục của cư dân trong lòng nội đô vẫn tiếp tục, thì các con sóng đầu tư đa tầng, đa phân khúc lại đang được thúc đẩy, vươn ra. Đó là sự đón đầu của thời kỳ “quá độ” hoàn thiện và khép “công trường” thập niên với các dự án trọng điểm kết nối TP.HCM cùng các đô thị vệ tinh, trung tâm đô thị. Khi kết thúc giai đoạn quá độ, khi các khoảng cách kết nối thực sự được kéo gần, điều kiện thu nhâp, làm ăn sinh sống tại các không gian xung quanh dễ dàng hơn, các khu vực, địa phương hội đủ “an cư lạc nghiệp”, yếu tố hàng đầu mà các khu đô thị luôn cần tính khi lên kế hoạch phát triển” theo TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn, chủ tịch NgoViet Architects & Planners, thì quá trình giãn dân sẽ chính thức thành hiện thực. Sóng đầu tư đón hạ tầng cũng sẽ chuyển hướng.
Giới chuyên gia nhận định ngoài ra, bắt đầu thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, những xu hướng sống, đầu tư của nền kinh tế, đặc biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng đã thành hình.
Trước hết, là nhu cầu đầu tư cho không gian sống tạo nên xu hướng ngôi nhà thứ hai. Qua đó, tạo cơ hội của bất động du lịch nghỉ dưỡng. Không chỉ các nơi cận biển, kề sông như Bà Rịa Vũng Tàu mà Tây Ninh, Tiền Giang, Long An, thậm chí tiến xa hơn về Cần Thơ, Vĩnh Long… nơi có tiềm năng du lịch bản địa, đều có “cửa”.
Bên cạnh đó, trong chặng cuối của chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hướng đến công nghiệp hóa và giờ đây là công nghiệp số toàn phần, tất cả các đô thị vệ tinh xa cũng đang sẵn sàng “lót ổ” bất động sản công nghiệp để chào đón làn sóng đầu tư FDI thứ tư vào Việt Nam.
“Một trong những điểm cốt lõi trong chiến lược phát triển của TP.HCM là sẽ phát triển các khu đô thị vệ tinh theo mục tiêu phát triển đô thị đa trung tâm, mang tính vùng không gian đô thị, vượt ra ngoài ranh giới hành chính” ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nói. Theo đó, đã và sẽ không có vùng ranh giới hành chính nào hạn chế được các xu hướng sống, đầu tư. Vết dầu loang những dòng vốn cho địa ốc đang đi từ trung tâm TP.HCM, từ tâm điểm TP.Thủ Đức – cái tên chưa mấy ai quen và cũng không hẳn “được lòng” cư dân thành phố, để tìm về các đô thị vệ tinh – những chỗ trũng.
Có thể bạn quan tâm