Mạng xã hội sinh ra và có thể mất đi như một sản phẩm trong thế giới công nghệ, nhưng báo chí thì không. Vì hai thực thể này đang phụng sự những mục đích không giống nhau.
>>Doanh thu quảng cáo của nhiều BigTech giảm mạnh
Báo báo mới đây của GroupM - tập đoàn quản lý đầu tư phương tiện truyền thông số 1 toàn cầu, cho thấy, doanh thu quảng cáo toàn cầu sẽ vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2025. Năm 2024, doanh thu quảng cáo toàn cầu tăng trưởng 7,8% lên mức gần 990 tỷ đô la Mỹ.
Trong đó, khoảng 700 tỷ USD doanh thu thuộc về quảng cáo kỹ thuật số, liên quan đến tìm kiếm trực tuyến, thương mại điện tử, mạng xã hội,… Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường đạt doanh thu lớn nhất, chiếm gần 1/2 toàn cầu.
Các chủ sở hữu phương tiện truyền thông bán lẻ có doanh thu quảng cáo lớn nhất ở Mỹ là Amazon, Walmart, Instacart, eBay và Target. Bytedance (sở hữu TikTok) là cái tên lớn nhất trong lĩnh vực này tại Trung Quốc.
Thị trường quảng cáo hiện nay đang bị thâu tóm bởi các nền tảng mạng xã hội, như Facebook, mảng quảng cáo đóng góp phần lớn doanh thu cho công ty mẹ Meta. Riêng trong quý 3/2023, doanh thu quảng cáo của Facebook đạt 33,6 tỷ USD, chiếm tới 98% tổng doanh thu. Trong 3 tháng cuối năm ngoái, Google thu 65,5 tỷ USD từ quảng cáo.
Những thống kê về tốc độ tăng trưởng quảng cáo từ những “gã khổng lồ” công nghệ cũng đồng thời là thách thức ngày càng lớn đối với các cơ quan báo chí.
Trong núi tiền khổng lồ do thị trường quảng cáo tạo ra năm 2023, báo chí chỉ giành được 47,2 tỷ USD, con số này chia cho hàng chục nghìn kênh truyền hình, báo, tạp chí trên toàn thế giới. Trong đó, phần thu lớn nhất lại thuộc về các tờ báo, kênh truyền hình ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Facebook, Youtube và Tiktok trong năm 2023 kiếm được 3,4 tỷ USD tại thị trường Việt Nam, cao hơn nhiều so với quảng cáo trên các loại hình báo chí. Facebook hay Google đã lấy đi khoảng 70% doanh thu quảng cáo của báo chí chính thống.
Sự ra đời của mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn phương thức và thói quen tiếp cận thông tin, khiến lượt truy cập trang web chính thống giảm nhanh chóng, diễn ra trên quy mô lớn.
Mạng xã hội không chỉ cung cấp tin tức nhanh chóng, dễ lan truyền mà còn giàu tính biểu cảm, “người dùng/người đưa tin” ít khi chịu ràng buộc về pháp lý với hoạt động của mình - hoàn toàn khác với các tòa soạn và phóng viên.
Mạng xã hội còn cung cấp vô vàn dịch vụ giải trí miễn phí, hầu như có thể làm hài lòng mọi độ tuổi, mọi tầng lớp dựa trên kho dữ liệu khổng lồ, tự động “đề xuất nội dung” ngày càng sát với nhu cầu từng cá nhân, được xử lý bởi các thuật toán tiên tiến nhất.
>>Nhìn nhận lại báo chí trong thời đại AI
Ngày 18/12/2020, trước Hạ viện Mỹ, Mark Zuckerberg đã ví nền tảng của mình “như một quốc gia, và đó là quốc gia đông dân nhất thế giới”, sẵn sàng tuyên chiến với báo chí Australia, châu Âu, “bật lại” cơ quan lập pháp của nhiều quốc gia,…
Chưa tòa soạn nào trên thế giới có đủ nguồn lực tài chính để thi triển công nghệ truyền thông với Facebook, Tiktok,… Cuộc chiến này có vẻ bất công bằng, vậy đâu là mảnh đất riêng của kinh tế báo chí?
Lẽ dĩ nhiên, báo chí và mạng truyền thông xã hội là hai khai niệm hoàn toàn khác nhau, người dùng mạng xã hội không thể nào là phóng viên, nhà báo.
Mạng xã hội sinh ra và có thể mất đi - như một sản phẩm trong thế giới công nghệ, nhưng báo chí thì không. Vì hai thực thể này đang phụng sự những mục đích không giống nhau.
Báo chí thu phí người đọc được bàn đến rất nhiều, nhưng xu hướng bắt tay hợp tác, chia sẻ giá trị với mạng xã hội ít được nói đến. Facebook, YouTube, Instagram, Zalo có tổng cộng 214 triệu người dùng thường xuyên tại Việt Nam. Nếu tờ báo nào đứng ngoài cuộc, sẽ rất khó tồn tại!
Có thể bạn quan tâm