Thị trường thức ăn chăn nuôi có đang bị thao túng?

Diendandoanhnghiep.vn Giá thức ăn chăn nuôi leo thang, không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, mà còn khiến người chăn nuôi gặp khó, từ đó, câu hỏi được đặt ra, liệu thị trường này có đang bị thao túng?

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho thấy, hiện thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi đang có 265 doanh nghiệp, khối FDI có 89 doanh nghiệp, khối nội có 176 doanh nghiệp với 176 cơ sở chế biến. Về công suất thiết kế nhóm doanh nghiệp FDI chiếm 50,5%, doanh nghiệp nội chiếm 49,5%. Công suất thiết kế lại khác với sản lượng nhà máy sản xuất ra, theo số liệu năm 2020, Việt Nam sản xuất được 20,2 triệu tấn Thức ăn chăn nuôi công nghiệp (làm tròn số), trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm 59,8% và doanh nghiệp trong nước chiếm 40,2%.

Với sự chênh lệch về thị phần của các doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp, cùng với đó là thực trạng tăng giá phi mã của sản phẩm thức ăn chăn nuôi thời gian vừa qua, dư luận quan ngại, với thị phần lớn hơn, liệu thị trường thức ăn chăn nuôi có bị thao túng về giá?

Việc thức ăn chăn nuôi tăng giá phi mã thời gian qua khiến dư luận quan ngại về việc thao túng thị trường của các doanh nghiệp FDI - Ảnh minh họa

Việc thức ăn chăn nuôi tăng giá phi mã thời gian qua khiến dư luận quan ngại về việc thao túng thị trường của các doanh nghiệp FDI - Ảnh minh họa

Theo một số chuyên gia, với thị phần lớn hơn, việc thao túng thị trường cũng có thể hiện xảy ra, tuy nhiên, thực tế giá thức ăn chăn nuôi tăng cao tại Việt Nam hiện nay, không xuất phát từ việc thao túng thị trường của các doanh nghiệp lớn bởi 60% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay đang phải nhập khẩu, còn trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40%, nên giá thành phụ thuộc rất lớn vào các nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Thực tế, số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2021 cho thấy, tổng giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD (tăng 47,4% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng, cụ thể nhập khẩu đậu tương khoảng 998 nghìn tấn với giá trị 553 triệu USD (tăng 21%); ngô 4,4 triệu tấn, khoảng 1,2 tỷ USD (tăng 71%)…

Trong khi, hiện có 3 nguyên nhân khiến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng giá mạnh như: do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên khi dịch COVID-19 xảy ra ở nhiều nước trên thế giới đã ảnh hưởng đến lực lượng lao động, và làm đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu, cũng như toàn bộ hệ thống logistic… khiến giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên từ 200 - 300%.

Cùng với đó, biến đổi khí hậu đã làm một số nước như Mỹ, Argentina, Brazil,… bị khô hạn nên diện tích ngô, lúa mì, đậu tương phải thu hẹp làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; ngoài ra, dịch COVID-19 bùng phát, các Tập đoàn tài chính, các quỹ tài chính lớn trên thế giới trước đây chỉ đầu tư vào hệ thống ngân hàng, ngành xây dựng, hàng không, khách sạn…  bây giờ quay sang đầu tư vào lĩnh vực nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, các chuyên gia và cơ quan quản lý khẳng định, việc tăng giá này xuất phát từ việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi - Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các chuyên gia và cơ quan quản lý khẳng định, việc tăng giá này xuất phát từ việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi - Ảnh minh họa

Cũng theo các chuyên gia, việc tăng giá thức ăn nguyên liệu so với tăng giá thức ăn thành phẩm luôn có độ trễ nhất định, vì doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu về sau đó phân phối đến các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, và các doanh nghiệp lớn luôn dự trữ lượng nguyên liệu trong kho từ 1 đến 1,5 tháng.

Bên cạnh đó, các Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn như công ty C.P chăn nuôi Việt Nam, Công ty Emivest, Hòa Phát, Công ty TNHH CJ Vina Agri,… không chỉ sản xuất thức ăn chăn nuôi mà họ còn tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi, cung cấp, giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn nuôi, gần như khép kín chuỗi giá trị chăn nuôi.

“Vì vậy, khi nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng thì sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng tăng theo”, các chuyên gia khẳng định.

Cũng liên quan đến câu hỏi, thị trường thức ăn chăn nuôi có hay không việc thao túng về giá? Thông tin với báo chí, ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cũng chia sẻ, trước đây các doanh nghiệp FDI chiếm tới 60,4% thị phần nhưng thời gian gầy đây các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư về công nghệ, cải tiến kỹ thuật và năng suất đã nâng thị phần lên được 40,2%.

Theo ông Chinh, đối với vấn đề thao túng giá thì hiện nay các cơ quan quản lý Nhà nước dựa theo các văn bản quy phạm pháp luật, và ở Việt Nam hiện chỉ có luật kiểm soát chống độc quyền.

“Luật chống độc quyền của Việt Nam quy định những doanh nghiệp được cho là độc quyền khi chiếm tới 30% thị phần của một ngành sản xuất nào đó, còn đối với thức ăn chăn nuôi thì xin khẳng định là chưa có 1 doanh nghiệp nào đạt được ngưỡng theo quy định của luật pháp như vậy”, ông Chinh khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường thức ăn chăn nuôi có đang bị thao túng? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714173367 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714173367 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10