Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi VIệt Nam: Kỳ 3 - Giải bài toán chăn nuôi bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ tại COP26 đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, giảm khí thải metan 30% tính đến năm 2030… Đây sẽ là thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi nước ta.

>> Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi Việt Nam: Kỳ 1 - Cuộc cách mạng của “thịt”

Theo PGS TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi bao gồm 2 nguồn chính: Khí metan (methane) từ dạ cỏ của động vật nhai lại và khí CH4, N2O từ phân động vật.

Giảm khí thải nhà kính bằng mô hình kinh tế tuần hoàn

Trung bình, một con bò thịt có thể thải ra 20kg khí metan mỗi năm từ quá trình lên men của dạ cỏ. Con số này của bò sữa cao sản cao hơn từ 10 - 15%.

Với quy mô đàn gia súc khoảng 28,7 triệu con lợn, xấp xỉ 9 triệu con trâu, bò và hơn 530 triệu con gia cầm, hiện mỗi năm ngành chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn CO2.

Trong khi đó, Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 5/8/2022 phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030, chỉ rõ miêu cụ thể đến năm 2025, bảo đảm tổng lượng phát thải khí mê-tan không vượt quá 96,4 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ), giảm 13,34% so với mức phát thải năm 2020. Trong đó, phát thải khí metan trong chăn nuôi không vượt quá 16,8 triệu tấn CO2tđ.

đệm lót sinh học được đánh giá là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm khí thải mê-tan, góp phần giải quyết ô

Sử dụng đệm lót sinh học được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu nhằm giảm khí thải metan, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chăn nuôi vẫn hiện hữu, việc phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi sẽ là hướng đi chủ đạo để ngành chăn nuôi nước ta phát triển bền vững.

Theo đó, chất thải chăn nuôi được coi là nguồn nguyên liệu đầu vào của nhiều chu trình sinh học khác, trong đó sản xuất phân bón hữu cơ, chăn nuôi côn trùng và nuôi trồng thủy sản hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn là những ưu tiên trong những thập kỷ tới. Vì vậy, hướng tới mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính trong hoạt động sản xuất này các trang trại, cơ sở chăn nuôi phải nâng cao năng lực quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải chăn nuôi cho các mục đích khác nhau.

Tuy nhiên việc phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng tuần hoàn hiện vẫn chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả chưa cao, do chăn nuôi còn nhỏ lẻ. Để đẩy mạnh hình thức chăn nuôi này, các hộ chăn nuôi cần phải bắt tay được với các doanh nghiệp lớn. Cùng với quản lý chặt chẽ quy hoạch vùng chăn nuôi, các sở ngành địa cần khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn để quản lý an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. Khuyến khích phát triển các công nghệ tái sử dụng, tái chế chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi. Nghiên cứu và đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi – trồng trọt – nuôi trồng thủy sản không phát thải theo hướng quay vòng, tận thu và tái sử dụng toàn bộ chất thải.

>> Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi Việt Nam: Kỳ II - “Thách đố” ngành chăn nuôi 
>> Nhiều “ông lớn” đổ bộ vào chăn nuôi lợn

An toàn sinh học là yếu tố cốt lõi để phát triển bền vững

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, theo kế hoạch, năm 2022 ngành chăn nuôi sẽ tăng trưởng giá trị sản xuất khoảng 5-6% so với năm 2021, với sản lượng thịt các loại ước đạt 6,98 triệu tấn. Trong đó thịt lợn đạt trên 4,3 triệu tấn, thịt gia cầm đạt trên 2 triệu tấn, sản lượng trứng ước đạt trên 18,4 tỷ quả (tăng 4,6%), sản lượng sữa khoảng trên 1,16 triệu tấn (tăng 8,3%).

Trong năm 2023, ngành chăn nuôi tiếp tục tăng giá trị sản xuất từ 5,5-6,0% so với năm 2022. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7-7,5 triệu tấn, sản lượng trứng các loại khoảng 19,1 tỷ quả và 1,25 triệu tấn sữa, 60 nghìn tấn mật ong.

a

Cũng theo ông Chinh, ngành chăn nuôi cần xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình và hướng dẫn về chăn nuôi an toàn sinh học cho chăn nuôi quy mô trang trại lẫn nông hộ.

Đồng thời phải xác định an toàn sinh học là yếu tố cốt lõi để phát triển bền vững ngành chăn nuôi. Cục Chăn nuôi cũng đưa giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển chăn nuôi, như chọn, tạo giống, chế biến thức ăn và công nghệ chuồng trại. Đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại để xử lý và tận dụng hiệu quả chất thải và cải tạo môi trường chăn nuôi.

"Ngành chăn nuôi cũng chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ trong giết mổ, chế biến và xúc tiến thương mại, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm, phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu", ông Tống Xuân Chinh cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thịt nhân tạo và tương lai của ngành chăn nuôi VIệt Nam: Kỳ 3 - Giải bài toán chăn nuôi bền vững tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711701417 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711701417 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10