“Thời gian vàng” để tái khởi động nền kinh tế

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 17/04/2020 14:00

Chống đại dịch và duy trì tăng trưởng không phải là sự lựa chọn 1 trong 2 mà là phải kết hợp hài hòa 2 trong 1.

Bởi hơn lúc nào hết, đây là "thời gian vàng" để chúng ta giúp doanh nghiệp vượt khó và phát triển.

Những ngày này đất nước đang ở giữa 2 cuộc chiến. Cuộc chiến y tế bảo vệ sức khỏe của nhân dân và cuộc chiến kinh tế để bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Trên mặt trận thứ nhất, những thầy thuốc và nhân viên y tế là những chiến sỹ ở tuyến đầu, thì trên mặt trận thứ hai, doanh nhân là chiến sỹ.

Sản xuất cánh máy bay tại Công ty TnHH MHI Aerospace Việt nam, Khu công nghiệp Thăng long. Ảnh: P.Hùng

Sản xuất cánh máy bay tại Công ty TnHH MHI Aerospace Việt nam, Khu công nghiệp Thăng long. Ảnh: P.Hùng

Phát động "Chiến dịch Hè Thu 2020"

Cũng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam là một trong rất ít nền kinh tế đã khống chế thành công sự lây lan của dịch bệnh và đang có những điều kiện cần thiết để tái khởi động nền kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo vệ công ăn việc làm cho người lao động. Tái khởi động sớm ngày nào sẽ tiết kiệm được mồ hôi và công sức, bảo vệ được nền kinh tế và tranh thủ cơ hội để hồi phục và vượt lên.

VCCI đã kiến nghị với Chính phủ, dù không thể lơ là, chủ quan nhưng đối sách của chúng ta không thể chỉ chủ yếu là phòng vệ, đây là thời điểm thích hợp để chúng ta có thể nới lỏng từng bước các biện pháp cách ly, chuyển sang trạng thái giãn cách xã hội với nhiều cấp độ, phù hợp với nguy cơ rủi ro COVID-19 rất khác nhau giữa các ngành, các doanh nghiệp và địa phương. Chúng ta sẽ sống chung với COVID-19 và kinh doanh an toàn, tái khởi động nền kinh tế để bảo vệ nền kinh tế quốc gia, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Do tình trạng nguy ngập của các doanh nghiệp hiện nay, chúng tôi đề nghị phát động "chiến dịch Hè Thu 2020" – bắt đầu tái khởi động nền kinh tế quốc dân. Đây là thời gian vàng để hồi phục doanh nghiệp.

Chiến tranh, dịch bệnh, công nghệ... sẽ biến đổi thế giới này. Chuẩn bị tâm thế và nền tảng cho việc vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế sau khủng hoảng là việc cần làm ngay trong những tháng sắp tới đây.

VCCI đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành tổ chức Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp (dự kiến vào cuối tháng 4) với chủ đề “Tái khởi động nền kinh tế” với mục tiêu xây dựng Chương trình hành động chung của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.

VCCI cũng đang phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế, Bộ Lao động TBXH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam xây dựng Bộ chỉ số đánh giá rủi ro COVID-19 và Cẩm nang hướng dẫn mô hình “kinh doanh an toàn” trong điều kiện diễn biến dịch bệnh có thể còn kéo dài. Bộ chỉ số và cẩm nang hướng dẫn dự kiến sẽ ban hành vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.

Bộ chỉ số rủi ro lây nhiễm là căn cứ để phân loại và áp dụng các kịch bản ứng xử. Lĩnh vực và doanh nghiệp nguy cơ lây nhiễm cao thì kiên quyết ngưng hoạt động. Ngành và doanh nghiệp có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn thì tùy từng cấp độ mà được tiếp tục sản xuất kinh doanh nhưng phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát phù hợp. Đề nghị Bộ Y tế hợp tác với cơ chế ba bên trong việc xây dựng bản hướng dẫn này.

Có thể bạn quan tâm

  • Mở cửa trở lại nền kinh tế theo cách nào?

    Mở cửa trở lại nền kinh tế theo cách nào?

    11:00, 17/04/2020

  • [Tái khởi động nền kinh tế] Bài 1: Rà lại chuỗi giá trị

    [Tái khởi động nền kinh tế] Bài 1: Rà lại chuỗi giá trị

    07:00, 17/04/2020

  • Hệ thống y tế là

    Hệ thống y tế là "hệ quy chiếu" để quyết định số phận nền kinh tế

    05:00, 17/04/2020

  • “Thời gian vàng” để tái khởi độngp/nền kinh tế

    “Thời gian vàng” để tái khởi động nền kinh tế

    20:42, 16/04/2020

  • Thủ tướng: Phải có

    Thủ tướng: Phải có "mặt trận thứ hai" để tái khởi động nền kinh tế sau dịch COVID-19

    14:38, 13/04/2020

  • [Thế giới hậu COVID-19] Sự chuyển dịch nền kinh tế toàn cầu

    [Thế giới hậu COVID-19] Sự chuyển dịch nền kinh tế toàn cầu

    06:00, 11/04/2020

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch

    23:54, 10/04/2020

  • [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Phản ứng chính sách để cứu nền kinh tế

    [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Phản ứng chính sách để cứu nền kinh tế

    15:30, 10/04/2020

  • [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khắc phục cho được sự

    [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khắc phục cho được sự "đổ gãy" của nền kinh tế

    10:45, 10/04/2020

  • [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Xây dựng một nền kinh tế tự chủ!

    [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Xây dựng một nền kinh tế tự chủ!

    10:00, 10/04/2020

  • [KINH TẾ HẬU COVID-19] Lựa chọn

    [KINH TẾ HẬU COVID-19] Lựa chọn "bệ đỡ" nền kinh tế sau đại dịch 

    08:00, 10/04/2020

  • Đầu tư công - “lực đẩy” trực tiếp cho nền kinh tế

    Đầu tư công - “lực đẩy” trực tiếp cho nền kinh tế

    14:15, 09/04/2020

  • Thúc đẩy đầu tư công để “giữ nhịp” cho nền kinh tế

    Thúc đẩy đầu tư công để “giữ nhịp” cho nền kinh tế

    15:48, 08/04/2020

Để thắng trận kinh tế

Từ đầu đại dịch đến nay, VCCI đã có 2 báo cáo chung và nhiều kiến nghị trực tiếp với Thủ tướng và Chính phủ (gần 50 kiến nghị cụ thể), góp phần xây dựng Chỉ thị 11 và các nghị quyết, nghị định của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh.

Cho đến nay, Chính phủ đã ban hành những gói giải pháp tương đối đồng bộ, chưa có tiền lệ để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong đại dịch: về tài khóa, tín dụng, bảo hiểm xã hội, lao động tiền lương, về xuất nhập khẩu… Đây là một nỗ lực rất lớn trong điều kiện còn hạn chế của ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp có thể đề xuất thêm các giải pháp mới nhưng vấn đề quan trọng phải là tổ chức thực thi các gói giải pháp đã ban hành. Vấn đề là làm sao đưa các gói hỗ trợ này vào cuộc sống nhanh, hiệu quả, minh bạch, công bằng.

Một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo thực thi là đề cao vai trò đồng hành, kết nối, thúc đẩy và giám sát của các hiệp hội doanh nghiệp.

Chủ tịch VCCI đã trao đổi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động và TBXH, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về các biện pháp phối hợp thông qua vai trò của các Hiệp hội ở từng ngành, từng địa phương.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc để yểm trợ cho doanh nghiệp với tinh thần bảo vệ doanh nghiệp là bảo vệ nền kinh tế, bảo vệ lực lượng tiên phong trong cuộc chiến duy trì tăng trưởng, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, bảo vệ nền tảng sức mạnh của nền kinh tế quốc gia.

Cũng cần khẳng định rằng, hỗ trợ tiền bạc, thuế, phí, tín dụng... là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là những phản ứng khẩn trương, trương linh hoạt và có trách nhiệm của cơ chế và bộ máy để có thể tiếp sức cho doanh nghiệp.

Chúng ta đang trong "thời gian vàng" để kiểm soát dịch bệnh và cũng đang trong thời gian vàng để hỗ trợ doanh nghiệp trụ vững, vượt khỏi khó khăn. Tiếp sức bằng nguồn lực, tiếp sức bằng thể chế. Tiếp sức bằng nguồn lực là hữu hạn, tiếp sức bằng thể chế, bằng niềm tin là vô hạn. Cộng đồng doanh nghiệp mong rằng cải cách thể chế sẽ được đầy mạnh trong những tháng tới đây để yểm trợ và làm bệ đỡ cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch và chuẩn bị tâm thế cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau này.

Chúng tôi hy vọng trong điều kiện dịch bệnh diễn biến khó lường, chúng ta có thể không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng, nhưng những chỉ tiêu về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh thì nhất thiết phải hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đây là thời điểm thích hợp cho sự đồng thuận để vượt lên.

Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam:

Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam đề nghị các ngân hàng thương mại hỗ trợ giảm 50% lãi suất vay cho các khoản phải trả lãi của tháng 4, 5 và 6-2020; giãn nợ bao gồm cả gốc và lãi từ 6 tháng đến 12 tháng (tính từ ngày công bố dịch); giảm 50% phí chuyển tiền; phí duy trì tài khoản; phí SMS Banking, Internet Banking…

Hiệp hội đề nghị tiếp tục được vay với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động khôi phục sản xuất kinh doanh, với lãi suất không quá 6% /năm trong năm 2020, và không quá 9% trong năm 2021.

Ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas):

Nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020.

Dệt may, da – giày là các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm hơn 23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các ngành này chỉ tiêu thụ trong nước khoảng 10% giá trị sản lượng sản xuất, 90% còn lại là xuất khẩu, do đó, sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ của thị trường Mỹ và châu Âu sẽ tác động rất lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Thời gian vàng” để tái khởi động nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO