Những yêu cầu vô lý khi Tổng cục Đường bộ Việt Nam ra thông báo dừng 3 trạm thu phí, gây ra bất ổn về mặt tâm lý đối với đầu tư, nhưng vì sao vẫn thiếu lời “xin lỗi?
Như thông tin mà các cơ quan báo chí nêu: Chiều 5/7/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải (TCĐB) đã bất ngờ đơn phương thông báo sẽ cho tạm dừng thu phí 3 trạm BOT gồm Bắc Hải Vân, Cam Thịnh và Cần Thơ - Phụng Hiệp do “chậm trễ triển khai ký kết thu phí tự động không dừng – ETC”, thì ngay lập tức thông tin này đã được truyền đi một cách nhanh chóng và trở thành tâm điểm của dư luận. Cụ thể, các trang mạng xã hội đã dựa vào đó để “hùa”theo”, đưa những thông tin và các bình luận theo hướng tiêu cực về các nhà đầu tư BOT ở các trạm thu phí nêu trên. Thậm chí, xuất hiện những nhóm người đã lợi dụng vào những thông tin này để kêu gọi một số đối tượng làm bất ổn ở các trạm thu phí BOT, khiến cho nhà đầu tư phải mời lực lượng an ninh can thiệp – đại diện chủ đầu tư BOT cho biết.
TCĐB ra thông báo không đúng thẩm quyền
Liên quan đến thông báo về việc “dừng thu phí” “nhầm” của Tổng cục đường bộ (TCĐB), gây tâm lý hoang mang cho các doanh nghiệp, bức xúc dư luận xã hội, trao đổi đổi với báo chí về vụ việc nêu trên, ông Phạm Quốc Vượng - Tổng Giám đốc Công ty Phước Tượng – Phú Gia BOT, cho biết: Sau khi có thông báo của TCĐB về việc dừng thu phí, doanh nghiệp thực sự bất ngờ và sửng sốt vì nội dung này đã được thông tin thể hiện trên khắp các mặt báo, gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư, trong khi, doanh nghiệp đã thu phí không dừng từ khoảng một năm nay.
Tương tự, ông Trần Nam Trung - Chủ đầu tư trạm BOT Cam Thịnh cũng cho rằng: Trạm thu phí BOT Cam Thịnh đã sử dụng thu phí không dừng từ lâu, không hiểu sao TCĐB lại ra thông tin này là hết sức bất ngờ đối với doanh nghiệp.
"Chúng tôi luôn luôn ủng hộ chủ trương sử dụng trạm thu phí khong dừng thể hiện ở việc doanh nghiệp đã triển khai quy định, tuy nhiên, tại thông báo lần này TCĐB đã sai đối tượng, nhầm vai trò... Bên cạnh đó, cách triển khai thu phí không dừng như hiện nay đang bộc lộ nhiều sai sót về pháp lý, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký với nhà đầu tư" – ông Trung cho biết thêm.
Ngay sau khi TCĐBVN thông báo sẽ cho tạm dừng thu phí 3 trạm, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) đã có công văn số 03/2019/CV-VARSI nêu quan điểm của mình trước công luận, khẳng định ủng hộ chủ trương triển khai thu phí tự động không dừng của Chính phủ là đúng đắn, phù hợp quy luật phát triển. Tuy nhiên, Hiệp hội không đồng tình cách triển khai của TCĐBVN.
Cụ thể, Hiệp hội cho rằng “việc triển khai có nhiều nội dung trái với các quy định tại Hiến pháp, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và trái với các thỏa thuận hợp pháp tại các hợp đồng BOT, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp giữa doanh nghiệp dự án/nhà đầu tư và các bên có liên quan, gây hoang mang, làm mất niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách pháp luật của Nhà nước và gây rủi ro của môi trường đầu tư, kinh doanh hiện tại. TCĐBVN không phải là bên A trong các hợp đồng dự án BOT đã ký giữa Bộ GTVT và các nhà đầu tư. Do đó, việc ra thông báo là không đúng với thẩm quyền”- VARSI cho biết.
Trước đó, sau những thông tin phản ứng của Hiệp hội và các doanh nghiệp, tối 9/7/2019, Bộ Giao thông vận tải có văn bản số: 6415/BGTVT-ĐTCT, đề nghị Tổng cục Đường bộ không tiến hành việc tạm dừng thu phí tại 3 dự án BOT từ 18h ngày 10/7, mà trước đó TCĐBVN đã ra văn bản.
Lý do trên được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đưa ra là đến nay, 3 nhà đầu tư dự án BOT và Bộ GTVT đã tiến hành đàm phán và đã cơ bản thống nhất nội dung phụ lục hợp đồng dự án để triển khai thu phí tự động (ETC), và đề nghị Tổng cục Đường bộ không tiến hành việc dừng thu phí tại các dự án nêu trên.
Trước những chỉ đạo trên, TCĐB đã ra văn bản số 4423/ TCDBVN-KHCN, MT&HTQT, về việc dừng thực hiện văn bản số 4367/TCDBVN-KHCN, MT&HTQT ngày 05/7/2019 của Tổng cục ĐBVN (dừng thu phí tại 3 dự án BOT). Việc ra văn bản lần này TCĐBVN chỉ ra thông báo nhắc lại văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT về những lý do trên và không thực hiện văn bản ra ban hành dừng thu phí trước đó mà không có lời xin lỗi tới các tổ chức, doanh nghiệp, mặc dù đã ra thông báo nhầm.
Có thể bạn quan tâm
15:30, 27/05/2019
18:15, 29/01/2018
11:06, 16/08/2017
Cần đăng tin công khai xin lỗi
Liên quan tới tới việc TCĐBVN ra văn bản về việc dừng 3 trạm thu phi BOT “nhầm”, gây tâm lý hoang mang cho doanh nghiệp, ảnh hương tới dư luận xã hội nhưng không có thông báo xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trao đổi với DĐDN, Luật sư Nguyễn Hải Vân – Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu, nhận định: Căn cứ theo Điều 8 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, quy định về việc công bố việc xử lý văn bản trái pháp luật như sau: “Kết quả xử lý văn bản trái pháp luật phải được công bố công khai, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và phải được đăng công báo, đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành (đối với văn bản do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cấp tỉnh ban hành)".
Bên cạnh đó, Điều 34 Nghị định 40/2010/NĐ-CP, quy định: Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành, tham mưu ban hành văn bản đó. Theo đó, việc xem xét trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân được thực hiện như sau:
Một là, Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật.
Hai là, cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản; phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức. Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, người ban hành văn bản khi nhận được thông báo, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản mà không thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật hoặc không thực hiện thông báo kết quả xử lý theo quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Như vậy, với việc TCĐBVN ra thông báo không đúng đối tượng “nhầm”, dẫn tới tâm lý hoang mang cho doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu tới dư luận và xã hội, mặc dù đã ra thông báo không thực hiện văn bản trước đó đã ra. Tuy nhiên, "TCĐBVN không chủ động việc đăng thông tin công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định, và thiếu lời xin lỗi với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp là khó chấp nhận" – Luật sư Vân nói.
Ngày 5/7/2019, Tổng cục Đường bộ có văn bản yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ II, III, IV phối hợp với chính quyền địa phương, chủ đầu tư thực hiện tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ 4 dự án BOT kể từ 18h ngày 10/7 cho đến khi hoàn tất việc ký lại phụ lục hợp đồng BOT triển khai dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC) hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các dự án nói trên gồm: Hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng (trạm thu phí Bắc Hải Vân), dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km1.488 - Km1.525 qua tỉnh Khánh Hòa (trạm Cam Thịnh Km1.517+ 647), dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp (trạm thu phí tại Km2.079 + 535), dự án mở rộng quốc lộ 14 đoạn TP Pleiku đến Cầu 110 với 2 trạm thu phí tại Km1.610+800 và Km1.667+470. |