Thu hút tiền gửi tiết kiệm dân cư ổn định và bền vững

NGUYỄN ĐỨC LỆNH -P.Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM 22/01/2024 10:19

So với 10 năm trước đây, cơ cấu tiền gửi phân tích theo tính chất tiền gửi có sự thay đổi theo xu hướng tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân tăng, chiếm tỷ trọng cao nhất.

>>>Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và tác động tới lĩnh vực ngân hàng

Đến cuối năm 2023, tổng tiền gửi tiết kiệm dân cư của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 1.344 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2022, chiếm 38% so với tổng tiền gửi trên địa bàn thành phố. Đây là bộ phận tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi.

Tiền gửi thanh toán, tiền gửi k

Tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD trong những năm gần đây theo xu hướng ngày càng tăng, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. (Ảnh minh họa: Quốc Tuấn)

So với 10 năm trước đây, cơ cấu tiền gửi phân tích theo tính chất tiền gửi có sự thay đổi theo xu hướng tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân tăng, chiếm tỷ trọng cao nhất.

Sở dĩ như vậy vì sự phát triển của dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử được vận dụng trong phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của các TCTD, làm cho các sản phẩm huy động vốn ngày càng trở nên thuận lợi và mang lại lợi ích tối đa cho người gửi tiền cả về lợi ích và sự tiện tích mang lại, nhờ tính linh hoạt kết hợp khả năng thanh toán, tín dụng…

Đặc biệt xu hướng phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã tác động đến cơ cấu và tính chất tiền gửi. Với nhu cầu tất yếu khách quan là sử dụng dịch vụ tài khoản đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của người dân và doanh nghiệp, điều này đã tác động tích cực đến tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD trong những năm gần đây theo xu hướng ngày càng tăng, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.

>>>Thống đốc NHNN chia sẻ gì về thị trường tài chính Việt Nam?

Về mặt nghiệp vụ huy động vốn của các TCTD thông qua hình thức tiền gửi và hình thức tiết kiệm dân cư không có nhiều khác nhau, bản chất là tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau và được chi trả lãi suất tương ứng với từng loại kỳ hạn cũng như sử dụng linh hoạt theo nhu cầu người gửi tiền với những cam kết và thỏa thuận cụ thể giữa TCTD và người gửi tiền. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt gắn với bản chất của tiền gửi tiết kiệm dân cư, các TCTD cần đặc biệt quan tâm, phát huy để duy trì hình thức tiền gửi này trong điều kiện của nền kinh tế đất nước và truyền thống tốt đẹp của người dân.

Lượng tiền gửi tăng thêm hàng năm trên toàn hệ thống

Lượng tiền gửi tăng thêm hàng năm trên toàn hệ thống

Thứ nhất, tiền gửi tiết kiệm dân cư, với bản chất là tiền tiết kiệm, tích lũy của người dân, gửi vào ngân hàng để giành và hưởng lãi suất. Đây là khoản tiền gửi vào ngân hàng vừa để dự phòng, vừa để hưởng lãi và vừa là tích lũy, đúng với tâm lý, suy nghĩ và thói quen của đại bộ phận người dân.

Trên cả nước, số liệu từ NHNN công bố ghi nhận lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng của cư dân và các tổ chức kinh tế đến cuối năm 2023 đạt hơn 13,5 triệu tỷ đồng (tăng trưởng 13,2% so với cuối năm 2022), là mức tiền gửi cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng. Riêng trong năm 2023, tiền gửi của của cư dân và các tổ chức kinh tế đã tăng thêm 1,68 triệu tỷ đồng – mức tăng cao nhất trong hàng chục năm trở lại đây, trong đó riêng quý IV tăng trên 800.000 tỷ đồng. Nếu so với năm 2022, lượng tiền gửi tăng thêm trong năm 2023 cao gần gấp đôi. Các ngân hàng lớn trên thị trường, đặc biệt nhóm Big 3 niêm yết đã ghi nhận tăng mạnh huy động vốn. Theo đó, huy động vốn của BIDV đến cuối năm 2023 đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 16,5%; tăng trưởng huy động vốn của VietinBank đạt 13,7%, Vietcombank tăng 12,1%.

Ngày nay, ý nghĩa này vẫn còn nguyên giá trị mặc dù trong nền kinh tế hiện đại, thị trường tài chính phát triển, có nhiều hình thức đầu tư, kênh đầu tư mang lại lợi ích song tiền gửi tiết kiệm dân cư vẫn được người dân lựa chọn, ngoài yếu tố bản chất như phân tích ở phần trên, thì kênh tiền gửi ngân hàng không chỉ mang lại lợi ích từ tiền lãi mà còn là nơi gửi gắm niềm tin, nơi giữ “của đề giành” cho người dân tích lũy, tiết kiệm cho nhu cầu cuộc sống an toàn nhất, tiện lợi nhất và rất hiệu quả.

Nhận diện như vậy, để các TCTD cần tiếp tục đặc biệt quan tâm đến hình thức tiền gửi này, phát triển đa dạng, phong phú sản phẩm, song luôn làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, công tác tư vấn, hướng dẫn để người dân tiếp tục yên tâm “chọn mặt gửi vàng” trong điều kiện thị trường tài chính ngày càng phát triển, nền kinh tế phát triển và có nhiều kênh đầu tư kinh doanh.

Thứ hai, khai thác tốt lợi thế và sự khác biệt của hình thức tiền gửi này. Đây là tiền gửi tiết kiệm dân cư, vì vậy nguồn vốn này ổn định hơn rất nhiều so với nguồn vốn tiền gửi khác. Do đó, các TCTD rất thuận lợi trong hoạt động khai thác và sử dụng vốn, chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này để cho vay, nhờ đó hạn chế rủi ro tín dụng, nhất là rủi ro kỳ hạn và rủi ro lãi suất. Mặc dù khả năng tối đa hóa lợi ích không cao so với nguồn tiền gửi khác nhất là tiền gửi không kỳ hạn. Song sự tăng trưởng ổn định và bền vững của tiền gửi tiết kiệm dân cư sẽ phát huy tốt vai trò và bản chất hoạt động ngân hàng và có tác động tích cực, hiệu quả đối với quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng của các TCTD hiện nay.

Thứ ba, làm tốt công tác truyền thông, chăm sóc và tư vấn khách hàng. Làm được điều này, các TCTD không chỉ thu hút nguồn tiền gửi, mà còn tạo điều kiện cho khách hàng, người dân hiểu rõ về dịch vụ, hiểu rõ về quy định của pháp luật, nắm bắt rõ dịch vụ. Từ đó người dân thực hiện tốt quy định của pháp luật, sử dụng dịch vụ ngân hàng hiệu quả, đồng thời hạn chế được các rủi ro do yếu tố tin đồn, yếu tố lừa đảo, gây tác động ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng.

Hoạt động này, cần phải được làm liên tục và thường xuyên, gắn với hoạt động thông tin, tư vấn và chăm sóc khách hàng; hoạt động bảo đảm an ninh an toàn trong công tác thanh toán và phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao.

Thực tế cho thấy, cơ chế chính sách về tiền tệ, tín dụng và lãi suất của ngân hàng trung ương trong suốt thời gian qua đã và đang phát huy hiệu quả, củng cố vững chắc ổn định kinh tế vĩ mô và kìm giữ lạm phát; ổn định giá trị tiền đồng; chống đô la hóa nền kinh tế. Những kết quả quan trọng này, là niềm tin, là sự thu hút người dân tiếp tục gửi tiền tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Sự duy trì tốc độ tăng trưởng của bộ phận tiền gửi này ở mức bình quân 10%/năm trong suốt 10 năm qua không chỉ phản ánh đây là nguồn tiền gửi quan trọng mà còn phản ánh niềm tin, sự tin cậy, tín nhiệm cao của người dân đối với chính sách và kênh tiền gửi ngân hàng: an toàn, hiệu quả và tiện ích.

Có thể bạn quan tâm

  • Lãi suất tiết kiệm về mức

    Lãi suất tiết kiệm về mức "khó có thể thấp hơn"

    12:00, 14/12/2023

  • Gửi tiết kiệm BIDV trúng liền ô tô điện hơn 700 triệu đồng

    Gửi tiết kiệm BIDV trúng liền ô tô điện hơn 700 triệu đồng

    15:58, 28/08/2023

  • HDBank tặng gần 4 tỷ đồng cho khách hàng gửi tiết kiệm

    HDBank tặng gần 4 tỷ đồng cho khách hàng gửi tiết kiệm

    16:13, 20/07/2023

  • Tiết kiệm 220.000 VND khi gọi taxi trên VCB Digibank

    Tiết kiệm 220.000 VND khi gọi taxi trên VCB Digibank

    17:27, 07/07/2023

  • Blockchain có thể giúp các tổ chức tài chính tiết kiệm 10 tỷ USD vào năm 2030

    Blockchain có thể giúp các tổ chức tài chính tiết kiệm 10 tỷ USD vào năm 2030

    04:27, 01/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thu hút tiền gửi tiết kiệm dân cư ổn định và bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO