Mỹ đang chạy đua với cuộc chiến chống dịch COVID-19 khi tiến hành thử nghiệm vắc-xin trên người vào sáng nay 16/3 (theo giờ địa phương).
Thử nghiệm được tiến trợ bởi Viện y tế quốc gia (NIH) và được tiến hành tại Viện nghiên cứu y tế Kaiser Permanente Washington, Seattle.
Theo các chuyên gia, thử nghiệm này sẽ được tiến hành trên 45 người tình nguyện trẻ, đảm bảo sức khỏe với liều lượng khác nhau, được phát triển bởi NIH and Moderna Inc với mục tiêu kiểm tra rằng vắc-xin không tạo ra tác dụng phụ đáng lo ngại, tạo nền tảng cho các thử nghiệm lớn hơn.
Có thể bạn quan tâm
18:20, 16/03/2020
11:00, 16/03/2020
19:33, 23/02/2020
10:04, 02/04/2019
Sẽ không có việc những người tham gia thử nghiệm lâm sàng bị nhiễm bệnh sau khi tiêm vắc-xin do những người tình nguyện hoàn toàn không có virus SARS-CoV-2 trong cơ thể. Tuy nhiên, sẽ phải mất 18 tháng để đánh giá đầy về tác dụng của vắc-xin và ngay cả khi các thử nghiệm tiến triển tốt, cũng phải mất từ 1 năm đến 1 năm rưỡi trước khi vắc-xin được sử dụng rộng rãi.
Tương tự, công ty dược phẩm Inovio cũng đặt mục tiêu thử nghiệm an toàn các loại vắc-xin của họ vào tháng tới với vài chục tình nguyện viên tại Đại học Pennsylvania và một trung tâm thử nghiệm ở Thành phố Kansas, Missouri, sau đó là một nghiên cứu tương tự ở Trung Quốc và Hàn Quốc.
Việc áp dụng công nghệ mới phát triển các loại vắc-xin khác nhau không chỉ giúp sản xuất nhanh hơn so với công nghệ truyền thống, mà còn cho ra đời các loại vắc-xin mạnh hơn trước.
Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn nhắm đến các loại vắc-xin tạm thời, chẳng hạn như các mũi tiêm có thể bảo vệ sức khỏe con người một hoặc hai tháng một lần, cùng với việc phát triển các giải pháp có khả năng bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp nước Mỹ đang chạy đua để tạo ra vắc-xin hiệu quả khi số ca nhiễm tại quốc gia này COVID-19 không ngừng gia tăng. Cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã có 68 người thiệt mạng và hơn 3.500 ca nhiễm trên tất cả 49 bang và thủ đô Washington D.C.. Điều này đã khiến nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng cần phong tỏa cả nước để chống lại sự lây lan.
Tiến sĩ Nancy Messonnier, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã cảnh báo rằng rất nhiều người Mỹ có thể sẽ phơi nhiễm với loại virus này vào một thời điểm nào đó trong năm nay hoặc năm sau. Đồng thời, có khả năng sẽ có từ 20%-60% số người trưởng thành ở Mỹ sẽ nhiễm COVID-19.
Chính vì vậy, bên cạnh việc đẩy nhanh nghiên cứu và thử nghiệm các loại vắc-xin mới, phương pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh cũng đang được áp dụng ngày càng phổ biến như tạm thời đóng cửa trường học, hủy các sự kiện/buổi tụ tập đông người, làm việc từ xa, tự cách ly, tự tránh xa các đám đông...
CDC cũng đã khuyến nghị những người dân trên 60 tuổi và những người có bệnh mãn tính - hai nhóm người dễ nhiễm COVID-19 nhất nên trránh xa đám đông nhiều nhất có thể.
Như chuyên gia Emily Landon, một nhà dịch tễ học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Chicago đánh giá, càng có nhiều người trẻ, khỏe mạnh bị nhiễm bệnh trong cùng một thời điểm, thì sẽ càng có nhiều người lớn tuổi nhiễm bệnh, và sức ép đối mà hệ thống y tế phải đối mặt sẽ càng lớn hơn.
Hiện tại, khi virus SARS-CoV-2 lây lan tại Mỹ, ưu tiên hàng đầu của chính quyền là đảm bảo cho hệ thống y tế không bị quá tải vì số lượng bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng như cần dùng máy thở và cần chăm sóc đặc biệt quá lớn.
Để giúp các bệnh viện không rơi vào tình trạng quá tải, người dân Mỹ nên ở yên trong nhà nếu cảm thấy không khỏe, đặc biệt là khi họ đã được bác sĩ chẩn đoán nhiễm COVID-19 và nhận được lời khuyên tự cách ly.
Bằng cách này, hệ thống y tế của Mỹ sẽ có thể tập trung vào những bệnh nhân cần chữa trị gấp hơn trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát hiện nay.