Thu phí vận tải đường thủy nội địa còn nhiều… quan ngại

Diendandoanhnghiep.vn Quan ngại trước những tác động tiêu cực từ việc thu phí vận tải đường thủy nội địa, các Hiệp hội doanh nghiệp đã có văn bản kiến nghị gửi tới Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ…

>> TP.HCM: Doanh nghiệp vẫn muốn lùi thời gian thu phí cảng biển

Theo đó, ngày 7/4, các hiệp hội doanh nghiệp liên quan đường thủy nội địa gồm: Hiệp hội chủ hàng Việt Nam (VNSC), Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VSA), Hiệp hội Đại lý, môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội chủ tàu Việt Nam (VSA) và Hội vận tải thủy nội địa Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi tới Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ về việc không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa.

Thu phí vận tải đường thủy nội địa còn nhiều… quan ngại - Ảnh minh họa

Thu phí vận tải đường thủy nội địa còn nhiều… quan ngại - Ảnh minh họa

Cụ thể, các Hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, việc TP. Hải Phòng (từ 2017 đến nay) và TP. Hồ Chí Minh (từ 01/4/2022 đến nay) thu phí sử dụng công trình, dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển không đúng đối tượng đối với hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện đường thủy nội địa. Bởi, hàng hóa được vận tải bằng phương tiện đường thủy nội địa không sử dụng hạ tầng của địa phương kết nối đến cảng biển.

>> Ủy ban Tài chính Ngân sách đề xuất miễn thu phí cảng biển với hàng thuỷ nội địa

Theo các Hiệp hội, mặc dù việc ban hành Nghị quyết và thu phí là đúng với thẩm quyền của HĐND TP. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc thu phí này trái với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa và lợi ích của quốc gia. Bên cạnh đó, không khuyến khích hàng hóa được vận tải bằng đường thủy nội địa để giảm áp lực cho hạ tầng đường bộ, giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông đường bộ kết nối đến cảng biển, giảm khí thải carbon vào môi trường theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26.

Từ đó, các Hiệp hội đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa đã có nhiều văn bản báo cáo đến TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh, đồng thời gửi văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, đại biểu Quốc hội. Và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng đã có văn bản gửi HĐND, UBND TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh.

Tại văn bản của mình, các Hiệp hội cũng cho rằng, mặc dù nhận được văn bản của các Hiệp hội, ý kiến của các bộ, ngành, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên, TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục thu phí không đúng đối tượng, không có văn bản trả lời đến các Hiệp hội, không tổ chức đối thoại, làm rõ bất cập khi thu phí không đúng đối tượng đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa.

Do đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan đến vận tải đường thủy nội địa, đảm bảo lợi ích chung của quốc gia, các Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị, Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và các cơ quan có liên quan giám sát việc ban hành văn bản pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định; dành thời gian làm việc trực tiếp với các Hiệp hội về những nội dung đã nêu.

Theo đánh giá của Ban IV, việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển đã và đang tạo ra một số hệ lụy không nhỏ - Ảnh minh họa

Theo đánh giá của Ban IV, việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển đã và đang tạo ra một số hệ lụy không nhỏ - Ảnh minh họa

Được biết, trước đó, trong Công văn số 497/UBTCNS15 ngày 24/3 gửi HĐND TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh,  bên cạnh việc chuyển văn bản kiến nghị của Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng nêu quan điểm, việc ban hành danh mục phí, lệ phí mới thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố. Tuy nhiên, việc thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa sẽ tác động rất lớn đến chi phí logistics của các doanh nghiệp vận tải, giá cả hàng hóa, dịch vụ tại thành phố và các tỉnh lân cận; có thể tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và cả vùng kinh tế nói chung.

Từ đó, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc Hội đề nghị,HĐND 2 thành phố nghiên cứu, xem xét, tính toán cân nhắc để bảo đảm hài hòa giữa nguồn thu ngân sách với lợi ích của doanh nghiệp, động lực phát triển kinh tế của thành phố và thu ngân sách các tỉnh lân cận; nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật, trả lời kiến nghị của Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam và gửi Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nội dung trả lời kiến nghị bằng văn bản trước ngày 30/5.

Không chỉ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc Hội, mới đây, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cũng có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số bất cập, tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp từ việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo đánh giá của Ban IV, việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển đã và đang tạo ra một số hệ lụy không nhỏ, vừa ảnh hưởng tới hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp, vừa tác động tiêu cực tới một số mục tiêu của nền kinh tế và các mặt chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cũng như khâu thực thi pháp luật trong hệ thống các cơ quan hành pháp.

Vì vậy, Ban IV và các doanh nghiệp, hiệp hội đề xuất không thu phí đối với những đối tượng không đúng theo quy định của Luật và các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Cụ thể, không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa; không thu phí cơ sở hạ tầng cảng biển đối với hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất.

Liên quan đến ý kiến đã nêu của Ban IV, cơ quan quản lý về giao thông vận tải của TP. Hồ Chí Minh cho rằng, việc thu là đúng luật, đúng thực tiễn và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.

Tuy nhiên, số liệu thống kê của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) cho thấy, tổng khối lượng hàng container thông qua khu vực cảng biển TP. Hồ Chí Minh năm 2021 là 7.956.133 TEU, chiếm khoảng 43,3% cả nước (18.359.845 TEU), chưa kể hàng lỏng, hàng rời. Theo các Hiệp hội, với khối lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu đi qua các cảng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như hiện nay thì số lượng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và hệ lụy từ quyết định thu phí cảng biển là đặc biệt lớn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thu phí vận tải đường thủy nội địa còn nhiều… quan ngại tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714181223 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714181223 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10