Thủ tướng mạnh tay hơn với cắt giảm điều kiện kinh doanh

Đại Dương 19/07/2018 05:35

Theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng, các bộ, cơ quan rà soát, xây dựng dự thảo kế hoạch trình Chính phủ dự thảo để chậm nhất đến ngày 15/8 có thể ban hành nghị định sửa đổi.

Ngày 21/9/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành quyết định cắt giảm 675 ĐKKD, một quyết định được cho là gây “sửng sốt” cho cả giới chuyên gia lẫn doanh nghiệp. Bởi khó có thể tưởng tượng được một bộ nắm giữ tới hơn 1.200 ĐKKD lại có thể cắt phăng hơn ½ số lượng ĐKKD - một biểu hiện của quyền lực và nguồn lợi khổng lồ cho các công chức của bộ.

p/Đoàn kiểm tra sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp tại Bắc Giang

Đoàn kiểm tra sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp tại Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng nghiêm cấm tự đặt thêm điều kiện kinh doanh

    20:09, 13/07/2018

  • Khó như... “cắt bỏ” điều kiện kinh doanh

    05:30, 29/06/2018

  • Điều kiện kinh doanh đang “ưu ái” doanh nghiệp FDI?

    04:50, 20/06/2018

  • “Đẻ”... thêm điều kiện kinh doanh đối với ngành xăng dầu

    04:50, 18/06/2018

  • Nhiều bộ chậm trễ cắt giảm điều kiện kinh doanh

    04:00, 26/05/2018

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cắt giảm 51.9% điều kiện kinh doanh

    13:57, 15/05/2018

  • Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm 193 điều kiện kinh doanh

    14:28, 02/05/2018

  • Mòn mỏi chờ bãi bỏ điều kiện kinh doanh nông nghiệp

    05:35, 21/04/2018

  • Bộ Giao thông-Vận tải công bố phương án cắt giảm 67,3% điều kiện kinh doanh

    22:26, 18/04/2018

Từ cú “cắt phăng” 50% ĐKKD của Bộ Công Thương

Dĩ nhiên, động thái này của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng bị “soi” bởi quyết định cắt giảm này xảy ra ngay trước khi Tổ công tác của Thủ tướng đến Bộ Công Thương làm việc về cắt giảm ĐKKD, đơn giản hóa thủ tục hành chính ngày sau đó, tức là ngày 22/9/2017. Nhiều ý kiến của công luận cho rằng: đó là một “chiêu” PR của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hoặc đó là một cách lấy lòng Chính phủ, Thủ tướng.

Nhưng dù sao, cắt giảm đến hơn 50% số lượng ĐKKD mà Bộ mình đang nắm giữ cũng đã gây ấn tượng mạnh mẽ và là một cuộc phiêu lưu. Ấn tượng là bởi vì chưa từng có một bộ nào lại dám làm điều đó. Phiêu lưu là bởi vì, như đại diện Bộ Nội vụ nói tại cuộc làm việc ấy, nhiều đơn thư tố cáo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh được chuyển đến Bộ Nội vụ vì những cải cách quyết liệt về sắp xếp nhân sự, bộ máy và cả việc cắt giảm ĐKKD. Vì thế, dù Bộ trưởng Trần Tuấn Anh không thừa nhận đó là phiêu lưu chính trị, thì rõ ràng sinh mệnh chính trị của ông cũng đã đặt cược vào đây một phần.

  Tại sao Bộ Công Thương có thể “cắt phăng” một lúc 675 ĐKKD mà các bộ khác lại khó đến thế? 

Đến thách thức cho các bộ, ngành

Đương nhiên, cuộc phiêu lưu này còn tùy thuộc cả vào chất lượng của việc cắt giảm các ĐKKD thực chất đến đâu và được thực hiện, triển khai ra sao.

Có lẽ đây chính là một trong những lý do để Nghị quyết 01/2018 của Chính phủ yêu cầu các bộ cắt giảm ít nhất 50% ĐKKD mà mình đang nắm giữ.

Bởi như TS Trần Đình Thiên khẳng định, nếu “Bộ Công Thương “cắt bụp” một lúc được hơn 50% ĐKKD có nghĩa là hệ thống ĐKKD của ta quá bất hợp lý. Nếu soi kỹ có thể cắt gần hết, bởi xét từng điều kiện kinh doanh thì chất lượng đều có vấn đề, kể cả những điều kiện được giữ lại”

Nghị quyết 01/2018 yêu cầu đến ngày 31/10 các bộ phải hoàn thành việc cắt giảm 50% ĐKKD. Tuy vậy, như chính Thủ tướng nêu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, việc cắt giảm ĐKKD đang rất chậm.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Chậm là bởi vì cho đến nay, chỉ có Bộ Công Thương là hoàn thành, một vài bộ khác đang trình dự thảo Nghị định. Còn lại đa phần các bộ đang trải qua những giai đoạn đầu tiên của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Không kể đến một vài bộ đề nghị giữ nguyên ĐKKD mà họ đang có.

Như thế có thể thấy rằng: xét về mặt thời gian chắc chắn khó có thể đảm bảo 31/10 Chính phủ có thể ban hành được tất cả các Nghị định về cắt giảm ĐKKD như kế hoạch. Bởi các bộ còn phải dự thảo, lấy ý kiến, hoàn thiện rồi mới trình. Khả thi nhất có lẽ chỉ có hai nghị định do Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT trình Chính phủ và sẽ được Chính phủ ban hành.

Tuy vậy, theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng, các bộ, cơ quan rà soát, xây dựng dự thảo kế hoạch, nghị định về ĐKKD, trình Chính phủ dự thảo để chậm nhất đến ngày 15/8 có thể ban hành nghị định sửa đổi. Như vậy, mục tiêu hoàn thành cắt giảm 50% tổng số ĐKKD trước 31/10 lại càng trở thành một thách thức lớn hơn nữa.

Nhưng có một vấn đề cần đặt ra: tại sao Bộ Công Thương có thể “cắt phăng” một lúc 675 ĐKKD mà các bộ khác lại khó đến thế? Phải chăng áp lực về quyền lực, chức vụ, lợi ích là một trong những thách thức khó vượt qua?

TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: Lo ngại không hoàn thiện mục tiêu

Theo báo cáo của CIEM, tính đến tháng 5/2018, Bộ Xây dựng đang ở “ga”cuối khi mới đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ. 4 bộ khác đã có dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung ĐKKD nhưng chưa trình Chính phủ, gồm: GTVT, Y tế, NN&PTNT, TN&MT, Tư pháp. Dự kiến đến ngày 31/10, 1.968 ĐKKD sẽ được cắt bỏ và đơn giản.

Các bộ đã rà soát, có phương án, nhưng chưa xây dựng dự thảo Nghị định, gồm: Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, VH TT &DL, GD&ĐT. Các bộ chưa rà soát/chưa có phương án đơn giản hóa ĐKKD, gồm: TT&TT, KH&CN, LĐ TB & XH, Quốc phòng.

Liệu các bộ này có kịp ban hành Nghị định sửa đổi trước ngày 31/10/2018 không? Trong 5 tháng, chắc không đủ thời gian!

Ông Lê Phạm Thanh Tâm - Giám đốc Công Ty TNHH MTV Quốc Tế Letas: Đừng cắt giảm theo thành tích

Thực tế hiện nay, các thủ tục hành chính tuy đã được tinh giản nhưng vẫn còn rườm rà, những vướng mắc trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành như danh mục mặt hàng nhiều, quản lý chồng chéo, quản lý không theo nguyên tắc rủi ro, chi phí kiểm tra chuyên ngành lớn… vẫn gây nhiều trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy nên, theo tôi, để đạt hiệu quả cao, việc cắt giảm các thủ tục cần hướng đến thực chất, cho doanh nghiệp và người dân được thụ hưởng nhiều điều kiện thuận lợi nhất, không phải cắt giảm theo thành tích.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thủ tướng mạnh tay hơn với cắt giảm điều kiện kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO