Thủ tướng nêu "8 chữ G" trong phát triển bền vững ĐBSCL

Diendandoanhnghiep.vn Ngày 13/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị này: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị quyết này.

Thủ tướng cũng lưu ý, nếu thu nhập bình quân của cả nước cao mà thu nhập của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn thấp là chúng ta chưa thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời Thủ tướng cũng đưa ra quan điểm chiến lược mới nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân vùng ĐBSCL, đó là nguyên tắc 8G chưa có trong Nghị quyết 120.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị vùng ĐBSCL thực hiện chiến lược 8G (ảnh TTX).

Nguyên tắc "8G" được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong đó: Ưu tiên dành nguồn lực ưu tiên phát triển vùng nhất là giao thông, thủy lợi giáo dục tận dụng lợi thế đường sông trong phát triển kinh tế liên kết vùng, liên kết nông dân-doanh nghiệp; thu hút người giàu, người giỏi đến đầu tư tại vùng và có chính sách an sinh xã hội cho người già và chính sách bình đẳng giới đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Biến thách thức thành cơ hội

Theo Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, với sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong kiến tạo thúc đẩy, sự tích cực tham gia của doanh nghiệp cùng nỗ lực vươn lên mạnh mẽ của người dân vùng ĐBSCL và sự hỗ trợ hiệu quả của các đối tác quốc tế, chúng ta đã đạt được những kết quả rất tích cực, thiết lập những nền tảng quan trọng cho ĐBSCL tiếp tục phát triển thịnh vượng, cất cánh trong thời gian tới.

Trước khi Nghị quyết 120 ra đời, vùng ĐBSCL có 1,82 triệu ha đất lúa, 860.000 ha thủy sản, 385.000 ha cây ăn trái. Sau khi có Nghị quyết 120, với định hướng sản xuất thuận thiên như: giảm đất trồng lúa, ưu tiên phát triển thủy sản phù hợp vùng sinh thái, tăng sản xuất rau màu, cây ăn quả, đến nay diện tích nuôi thủy sản của vùng đã tăng lên trên 900.000ha, diện tích trồng trái cây tăng lên 450.000 ha, diện tích lúa giảm còn 1,7 triệu ha, trong đó diện tích trồng lúa 3 vụ giảm đáng kể.

Năm 2016, xuất khẩu nông sản của toàn vùng đạt 7 tỷ USD, sau khi điều chỉnh sản xuất, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của vùng đã là 8,8 tỷ USD, điều đó cho thấy việc chuyển hướng thuận thiên đã mang lại hiệu quả thiết thực” Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường  đánh giá.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, cho biết trong giai đoạn 2016-2020 Tổng số vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn cho vùng ĐBSCL (chưa bao gồm 10% dự phòng) gần 200.000 tỷ đồng chiếm 16,53% so với cả nước (chiếm 40% tổng chi đầu tư phát triển của vùng), trong đó lĩnh vực nông nghiệp được bố trí 28.200 tỷ đồng (chiếm 29% tổng vốn toàn ngành).

Để ĐBSCL đi xa

Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, tổng số vốn ngân sách Nhà nước đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 của Vùng khoảng 388 nghìn tỷ đồng tăng 20% so với giai đoạn trước. Với số vốn được bố trí như trên, sẽ hoàn thành một số công trình trọng điểm của vùng như: thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau; các tuyến đường giao thông có tính chất liên kết vùng và một số tuyến quốc lộ trong vùng.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Riêng đối với nguồn vốn ODA, để bổ sung tăng thêm 2 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2025 cho vùng ĐBSCL theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại chỉ thị 23/CT-TTg, Bộ KH-ĐT đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) nghiên cứu, xây dựng Báo cáo đề xuất khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL, quy mô dự kiến 1,05 tỷ USD. Với quy mô vốn như vậy, sẽ hoàn thành được các công trình: đường ven biển đối với các tỉnh có biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang; hồ trữ nước ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất vùng tứ giác Long Xuyên, một số công trình giao thông liên tỉnh có tính lan tỏa,...

Phát biểu tham luận tại hội nghị, lãnh đạo Bộ GTVT tiếp tục kiến nghị Chính phủ cho phép đầu tư cảng biển nước sâu Trần Đề (Sóc Trăng) để phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa cho cả vùng.

Đại diện lãnh đạo TP.Cần Thơ và các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cà Mau đề nghị trong giai đoạn tới các bộ, ngành cần tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” lớn nhất của vùng là hạ tầng giao thông, cùng với đó là tiếp tục đầu tư các dự án hạ tầng kinh tế kỹ thuật khác. 

"8 chữ G" để vận dụng trong thực tiễn phát triển bền vững ĐBSCL được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra: 

Chữ G đầu tiên "Giao": Phải dành nguồn lực, tập trung ưu tiên phát triển hệ thống giao thông thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng gắn với tầm nhìn chung của toàn vùng ĐBSCL, nhất là hệ thống đường cao tốc, tạo sự liên kết, kết nối thuận tiện, chi phí thấp, thúc đẩy giao thương, mở mang kinh tế cho người dân làm cơ sở ứng phó hiệu quả với thách thức của biến đổi khí hậu.

Chữ G thứ hai là "Giáo": Đó là giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục là chìa khoá vàng của phát triển bền vững cho ĐBSCL. Giáo dục vừa là đáp án cho bài toán phát triển ngắn hạn lẫn dài hạn. Hệ thống giáo dục của vùng cần chú trọng nội hàm mô típ giáo dục, giáo dục và giáo dục. Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề giáo dục đào tạo chưa được nổi bật và sắc nét trong Nghị quyết 120, đề nghị bổ sung một số nội dung trọng tâm về vấn đề này vào Nghị quyết.

Chữ G thứ 3 "Giang" (sông): ĐBSCL là vùng sông nước, kinh tế và sinh kế người dân nơi đây đều gắn liền với sông như Tiền, Hậu. Chiến lược phát triển cần tận dụng lợi thế, phát huy vai trò của các con sông để phát triển nông nghiệp, lúa gạo, trái cây, thủy sản, giao thông, đặc biệt là hệ logistics đường sông mới thành công. 

Thủ tướng đề nghị nghiên cứu khái niệm "kinh tế sông", giao thông thuỷ nội địa ĐBSCL là vấn đề lớn, cần nghiên cứu hệ thống hơn để phát triển. “Kinh tế sông” cần bổ sung vào tinh thần mới của Nghị quyết 120 sửa đổi tới đây.

Chữ G thứ 4 "Gắn": là gắn kết giữa Trung ương với địa phương, giữa Nhà nước với thị trường, giữa người dân với doanh nghiệp, giữa trong nước với quốc tế, đặc biệt gắn với liên kết vùng để cùng phát triển bền vững. 

Chữ G thứ 5 “Giàu”: Tích cực thu hút được những người giàu, người khá giả, doanh nghiệp có tiềm lực đến đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Để có nguồn lực phát triển cần phải xây tổ đón ‘đại bàng”. Muốn vậy cần phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và mỗi địa phương.

Chữ G thứ 6 “Giỏi”: tích cực thu hút những tài năng đóng góp chất xám, trí tuệ cho sự phát triển ĐBSCL. Do đó, cần có chính sách chung thu hút giới tài năng trở về hoặc đến đóng góp vì sự phát triển của vùng đất Chín Rồng này. 

Chữ G thứ 7 “Già": ĐBSCL có mức độ dân số già hóa cao hơn bình quân cả nước. Đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương về mặt kinh tế xã hội lẫn môi trường. Do đó, ĐBSCL cần có chính sách chủ động cho vấn đề dân số già hóa và hình thành mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn để nâng đỡ phúc lợi cho người già và những người yếu thế. 

Chữ G thứ 8 “Giới”: là thúc đẩy bình đẳng giới, tiếp cận cơ hội việc làm và phát huy vai trò, vị trí của người phụ nữ. Thủ tướng đề nghị đưa vấn đề này vào Nghị quyết 120.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng nêu "8 chữ G" trong phát triển bền vững ĐBSCL tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711705751 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711705751 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10