Trong 11 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế ước đạt 11.520 tỷ đồng, vượt 68% dự toán và tăng 11% so với cùng kỳ.
>>>Thừa Thiên Huế: Nỗ lực để tái khởi động và phục hồi du lịch
Các lĩnh vực kinh tế phục hồi mạnh mẽ
Phát huy những lợi thế cạnh tranh riêng như: Di tích Cố Đô, có di sản vật thể và di sản phi vật thể của nhân loại và nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung… Thừa Thiên Huế đã và đang tạo thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2022, vượt qua khó khăn, thách thức do ảnh hưởng dịch bệnh, thiên tai, biến động của thị trường… Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa duy trì phát triển kinh tế. Kinh tế của Thừa Thiên Huế đang phục hồi mạnh mẽ và có những bứt phá.
Tính đến 21/11/2022, tỉnh có 745 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 5.847,5 tỷ đồng; tăng 35,5% về lượng và tăng 47% về vốn so với cùng kỳ. Cùng với đó, tỉnh đã cấp phép cho 28 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới với vốn đầu tư cấp mới đạt 14.002 tỷ đồng (gồm 05 dự án FDI vốn đăng ký 231,7 triệu USD, tương đương 5.321,5 tỷ đồng). Ngoài ra, có 8 dự án được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn kêu gọi đầu tư trên 5.500 tỷ đồng.
Năm 2022, doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn, thách thức trước thị trường nhưng lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp tục hoạt động ổn định, hiệu quả. Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 7,8% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 5,5%; sản xuất và phân phối điện, nước đá ước tăng 32%.
>>>UBND tỉnh Thừa Thiên Huế & Tập đoàn VNPT hợp tác triển khai chuyển đổi số
>>>Thừa Thiên - Huế: Phát triển kinh tế đi kèm bảo vệ môi trường
Kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt 1.044,1 triệu USD, tăng 2,8%, thị trường xuất khẩu đến 39 quốc gia, trong đó chủ yếu từ các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, các nước Châu Âu,…Kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đạt 750 triệu USD, tăng 7,4% và đạt 100% kế hoạch.
Đáng chú ý, với những giải pháp trọng tâm trong thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ du lịch Thừa Thiên Huế đang phục hồi, tăng trưởng trở lại.Trong 11 tháng, khách du lịch ước đạt 1.839 nghìn lượt, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ, tổng thu từ du lịch ước đạt 4.246 tỷ đồng, gấp 3,7 lần. Tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 11.520 tỷ đồng, vượt 68% dự toán và tăng 11% so với cùng kỳ.
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư,phát triển kinh tế xanh
Trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia như: Đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, mở rộng nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Phú Bài,...
Cùng với đó, hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm như: Đường Nguyễn Hoàng và cầu Vượt sông Hương, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường vành đai 3; Khởi công dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Gilimex, dự án Đê chắn sóng Cảng Chân Mây - giai đoạn 2. Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh khi đi vào hoạt động sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thừa Thiên Huế.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ông Nguyễn Văn Phương, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Do vậy, tỉnh luôn xác định việc áp dụng các giải pháp mô hình kinh tế xanh thay thế cho mô hình kinh tế truyền thống, vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, là một hướng tiếp cận quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được sự phát triển một cách toàn diện, bền vững tại địa phương.
Hiện nay, để hoàn thành kế hoạch đề ra, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công năm 2022. Theo dõi, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch; Tăng cường công tác giám sát chặt chẽ tiến độ, kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai và đưa vào hoạt động các dự án sản xuất công nghiệp.
Song song với đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi các tập đoàn lớn, có thương hiệu đầu tư phát triển các ngành công nghiệp tạo năng lực mới. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch trong và ngoài nước; Tổ chức các hoạt động Lễ hội mùa Đông trong khuôn khổ Festival Huế 2022.
Đồng thời, hoàn hiện đề án thành lập khu công nghệ cao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án liên quan lĩnh vực y tế thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, tiếp tục triển khai hiệu quả các kế hoạch duy trì và nâng cao các chỉ số hành chính về PAR-Index; PAPI-Index, PCI, ICT. Tỉnh phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, tạo tiền quan trọng đề triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Có thể bạn quan tâm
VNPT Thừa Thiên Huế: Đưa các ứng dụng nền tảng số và dịch vụ thông minh vào các ngành
03:18, 20/11/2022
Thừa Thiên Huế “bắt tay” với FPT thúc đẩy chuyển đối số đến năm 2025
09:44, 20/08/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đạt chuẩn nông thôn mới
20:00, 09/05/2022
Thừa Thiên Huế: Top 10 tỉnh, thành phố có điểm PCI 2021 hàng đầu Việt Nam
16:22, 27/04/2022