Thừa Thiên - Huế: Phát triển kinh tế đi kèm bảo vệ môi trường

Diendandoanhnghiep.vn Trong định hướng phát triển, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ ưu tiên thu hút các dự án độ thị sinh thái, dự án du lịch hơn là các dự án về công nghiệp gây ảnh hưởng môi trường.

>>“Xanh hóa” ngành du lịch Quảng Nam

Hiện tại, Thừa Thiên - Huế đã thu hút 155 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 109.658 tỷ đồng, trong đó, có 34 dự án vốn FDI với vốn đầu tư đăng ký khoảng 3 tỷ USD.

Không đổi môi trường lấy công nghiệp

Theo kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Với công nghiệp, địa phương sẽ ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ sạch, chế biến sâu, công nghệ cao thân thiện môi trường hạn chế cấp mới, giảm dần công suất các dự án chế biến, xuất khẩu thô nguồn nguyên liệu.

Trong quy hoạch kinh tế, tỉnh này đã ban hành kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh đến năm 2030, qua đó tạo đà chuyển dịch mô hình kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm phát triển kinh tế khu vực đô thị nhanh, hiệu quả, bền vững. Đồng thời, triển khai các mô hình phát triển đô thị thông minh đi kèm với việc bảo tồn di sản, hệ sinh thái.

Để bảo tồn hệ sinh thái, Thừa Thiên - Huế đã không lựa chọn các ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn nhưng gây ô nhiễm môi trường.

Để bảo tồn hệ sinh thái, Thừa Thiên - Huế đã không lựa chọn các ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn nhưng gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, địa phương đã kiên định với việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái. Thế nhưng, việc này cũng đã tạo nên các rào cản đối với địa phương trong các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,...

“Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Thời gian tới, địa phương chú trọng phát triển kinh tế biển và ven biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái”, ông Phan Quý Phương cho biết.

Cũng theo ông Phương, Thừa Thiên - Huế sẽ tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng xanh bền vững, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch xanh nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch đa dạng phong phú, phù hợp với loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch xanh. Đồng thời, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Huế đồng bộ theo hướng thành phố vườn, đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường.

“Vì vậy, tỉnh sẽ tập trung vào 3 sáng kiến là cải thiện môi trường đô thị, nâng cao các trải nghiệm du lịch và phát triển giao thông bền vững cho khu vực thành phố Huế mở rộng. Đối với các dự án bất động sản, mật độ xây dựng sẽ được định hướng thấp lại, kèm với đó là xây dựng nhiều công viên, công trình công cộng và mật độ cây xanh tăng lên. Đối với công nghiệp, sẽ hạn chế các ngành nghề sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao”, ông Phương nhấn mạnh.

Hình thành đô thị du lịch sinh thái

Tại quy hoạch phát triển địa phương, tỉnh Thừa - Thiên Huế sẽ thu hút các dự án du lịch, đô thị nghỉ dưỡng tại vùng ven biển để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Trong đó, địa phương sẽ tổ chức quy hoạch để tạo quỹ đất ven biển khoảng 1.500ha nhằm phát triển đô thị biển.

Trong các yêu cầu, tỉnh Thừa Thiên - Huế buộc phải khai thác tốt các giá trị di sản để phục vụ cho phát triển, đồng thời đi gắn liền mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn. Do đó, việc theo đuổi tăng trưởng xanh của địa phương luôn được gắn kèm với mục tiêu trở thành đô thị du lịch sinh thái, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải khí nhà kính Net Zero 2050 của Việt Nam. 

Tại lĩnh vực thu hút đầu tư, ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin chiến lược phát triển xanh của địa phương đã được xây dựng trong một thời gian dài. Trong đó, định hướng xây dựng Huế là thành phố cảnh quan, sinh thái và môi trường.

Địa phương ưu tiên phát triển các dự án đô thị sinh thái, khu du lịch,... ven biển để phát triển kinh tế - xã hội.

Địa phương ưu tiên thu hút đầu tư các dự án đô thị sinh thái, khu du lịch,... ven biển để phát triển kinh tế - xã hội.

“Chiến lược xanh được tực hiện xuyên suốt, nhưng các chỉ tiêu đo lường vẫn chưa được nghiên cứu và phát triển. Vì vậy, các đơn vị liên quan cấp Trung ương nên hỗ trợ xây dựng bộ đo lường để đánh giá các mục tiêu phát triển để địa phương tiếp cận và thực hiện. Với việc hình thành Chỉ số xanh cấp tỉnh, có thể doanh nghiệp sản xuất sẽ không vào địa phương để đầu tư, tuy nhiên các doanh nghiệp có ưu thế xanh sẽ lựa chọn để làm nơi phát triển dự án”, ông Sơn nhìn nhận.

Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế cho hay trên chiến lược phát triển nhanh và bền vững, chiến lược đầu tư của Thừa Thiên - Huế sẽ ưu tiên đối với các nhà đầu tư liên quan đến các lĩnh vực thân thiện môi trường, dự án sinh thái phối hợp với Smart City. Theo người này, tỉnh đã xây dựng thể chế và hạ tầng xanh, minh bạch toàn bộ chỉ số phân tích, phản ánh để kêu gọi các nhà đầu tư, qua đó nhà đầu tư có thể giám sát số liệu môi trường tại các khu công nghiệp, các khu dân cư, địa điểm du lịch,...

“Hiện tại chúng tôi đang triển khai nhiều mô hình về hạ tầng xanh dọc tuyến sông, biển và các không gian cố đô, dự án đô thị. Thừa Thiên - Huế sẽ tập trung chuyển đổi số, tập trung phát triển kinh tế biển, công nghiệp xanh bềnh vững, kêu gọi đầu tư du lịch xanh, đầu tư công nghiệp với chỉ số ảnh hưởng môi trường thấp”, ông Cường cho biết.

Trong thời gian tới, ông Cung Trọng Cường đề xuất tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng mô hình phát triển hài hòa trong việc phát triển du lịch xanh bền vững đi kèm với bảo tồn di sản. Đồng thời, người này cũng cho rằng VCCI nên tham mưu với Chính phủ xây dựng bộ chỉ số xanh để các địa phương tiếp cận, có thể lấy các chỉ số liên quan tín chỉ carbon, giao thông, số liệu môi trường xanh,... từ đó thay đổi cách thức đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thừa Thiên - Huế: Phát triển kinh tế đi kèm bảo vệ môi trường tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713606631 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713606631 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10